Trạng Bùng (1528- 1613) và Đạo giáo dân gian Việt Nam
trong bối cảnh lịch sử xã hội Đại Việt thế kỷ XVI- XVII - Phần 3
(Đăng ngày 27/8/2013)
Xem lại phần 2
“Chu tử sinh ở cuối thời Tống, nối sau các tiên Nho Hán Đường, đã chú giải 6 kinh, mới ngược dòng tìm nguồn, hiểu được ý của thánh nhân, sách kinh, rõ được đạo thánh nhân lời giải, hết sức nghiền nghĩ, thấu lẽ vào lòng, nói ra rõ ràng, chỉ dẫn xa rộng, gọi là tập đại thành của chư Nho mà làm khuôn mẫu cho hậu học. Huống chi lại có Trình tử xuống ở trước, mà
Ai cũng biết những điều sau đây, chỉ xin nhắc lại để nhớ: - Các vua Lý – Trần sủng cả Phật – Nho – Đạo và rất khoan nhượng với tín ngưỡng đa thần dân gian, văn hóa dân gian.
- Vua Lê theo nhã nhạc, phẩm phục, tang lễ… Trung Hoa, cấm điệu hát dân gian “Lý Liên” (Rí Ren), Lê Thánh Tông đuổi chèo ra khỏi cung đình “vì hay châm biếm người trên” (1465)(25). Ông mở rộng Văn miếu – Quốc Tử Giám (1483) thi Nho thường xuyên(+), bắt chước Trung Hoa “bảng vàng bia đá đề danh” các ông tiến sĩ Nho (1484), mở rộng hoàng thành (1490), làm Đình (1491), định lệ tế Khổng Tử (tế Đinh) Xuân Thu nhị kỳ ở các phủ huyện (1472), ép Sử quan, Sử viện phải cho vua xem nhật lịch – quốc sử (1467) một việc mà không vua nào được quyền xem. Ấy thế nhưng lên ngôi mới một năm ông vua này đã ra lệnh cấm dân làm mới chùa Phật, đạo quán(26). Hai năm sau (1463), ông đã ra lệnh cấm các người làm nghề bói toán, đồng cốt cùng Thiền sư, Đạo sỉ toàn quốc từ nay về sau không được giao thiệp, chuyện trò với người trong cung đình.(27)
Ông và con ông (Hiến Tông) hễ mở miệng hay hạ chiếu chỉ là trích dẫn đầy những Tứ thư, Ngũ binh của Nho giáo Trung Hoa.
Tinh thần khai phóng, cởi mở, “Tam giáo tịnh hành”, “quốc gia mở nước tự có pháp độ riêng, không cần mô phỏng Đường Tống” của nhà Lý, nhà Trần đã biến mất, chỉ còn lại sự độc chuyên tư tưởng Nho – Tống để độc quyền quân chủ. Thế “lưỡng phân văn hóa” (Dualisme culturel) giữa cung đình dân gian dần dà sâu sắc.
Và hậu quả lịch sử thì rành rành ra ngay từ đầu thế kỷ XVI: thời đại của Trạng Trình – Mạc Đăng Dung và cả Trạng Bùng – Mẫu Liễu Hạnh:
1) Thuận sĩ, Sấm vĩ phát triển. Đạo giáo dân gian phát triển. Loạn Trần Tuân ở xứ Đoài, tướng sĩ đều “mặc áo đỏ (Đạo giáo) TRẦN CẢO, “Xã đường thiên hương quan” (theo Minh sử) hay “thuần mỹ điện giám” (theo Toàn thư và Đại Việt thông sử) nổi dậy từ chùa Quỳnh Lâm vì “thấy lời Sấm truyền trong dân gian là “Phương Đông có khí thiên tử”, “có người Chăm giúp rập”, “Cào mình mặc áo đen, quân lính đều cạo trọc đầu, tự xưng là Đế Thích (Indra) giáng sinh”, đã từng chiếm hết xứ Đông, xứ Lạng, chiếm được(28) cả kinh thành (1516).
Lại đến lượt TRẦN CÔNG VỤ ở xã Phạm Tùng huyện Gia Phúc (Gia Lộc) xứ Đông CỒ KHẮC XƯƠNG ở xã Nhân Vũ huyện Thiên Thi (Ân Thi) xứ Nam tự xưng là Thiên - bồng, Thiên - vũ, (Đạo giáo dân gian) năm 1517.(29)
Có lạ lùng không, khi nhà nho nào chả thuộc lòng các câu “kinh điển” Nho giáo như “Tử bất ngữ QUÁI, LỤC, LOẠN, THẦN” “QUỶ THẦN KÍNH NHI VIỄN CHI”, v.v… nhưng ở thế kỷ XVI thì hai ông tiến sĩ Nho VŨ QUỲNH và KIỀU PHÚ riêng rẽ nhau hay hợp tác với nhau san định Lĩnh nam chính quái, ông hương cống Nho NGUYẾN DỮ (có Phùng Khắc Khoan là bạn thân nhuận chính) viết Truyền kỳ mạn lục. Phùng Khắc Khoan 3 đời Nho lại chơi với đạo sĩ Vân Canh, giỏi phong thủy, thuật số, sấm, v.v… Cha làm thơ khuyên ông chuyên học Nho, đừng theo Đào Tiềm, ông cung kính làm thơ phúc đáp: Vâng lời cha con vẫn học Nho song cũng phải học phong cách thơ ca ông Đào chứ ạ!(30)
Trạng Trình là bậc đại Nho nhưng cũng đầy chất lý số, sấm vĩ, Lão - Trang. Tôi hoàn toàn chia xẻ ý kiến của GS Trần Lê Sáng suy đoán: “Chắc rằng Nguyễn Bỉnh Khiêm đã dạy học không theo chương trình thi cử, ông cũng đã truyền Đạo học cho học trò và những học trò xuất sắc nhất như Phùng Khắc Khoan, Nguyễn Dữ, Lương Hữu Khanh… (TQV) lại chịu ảnh hưởng nhiều nhất”. (30).
Có lẽ nên nói thêm là thày học Trạng Trình là Lương Đắc Bằng tuy cũng Nho mà cũng Đạo, và đã truyền Thái Ất thần kinh (hay Thái Huyền Kinh) cho Nguyễn Bỉnh Khiêm. Phùng Khắc Khoan đã lần đầu tiên Diễn nôm Dịch lý và cũng làm Sấm ký.
2) Nho giáo xếp hạng Tứ dân theo thứ tự SĨ - NÔNG - CÔNG - THƯƠNG, cho DÂN CHÀI và KÉP HÁT ra rìa “bất lập chung chi địa” (không mảnh đất cắm dùi), “xướng ca vô loài” v.v… thì ông dân chài 3 đời đánh các (BÍNH - HỊCH - DUNG).
Mạc Đăng Dung lên làm vua, xây Dương kinh ở miền bãi biển xứ Đông. Hàng loạt dân chài ven biển Sơn Nam quê Mẫu Liễu Hạnh theo tôn giáo mới du nhập vào Đại Việt năm 1533 là ĐẠO THIÊN CHÚA, với Đức mẹ nữ vương Eve Maria và chúa hài đồng Jesus Christ.(31)
Còn ông kép hát giỏi giang ĐÀO DUY TỪ - người đương thời với Trạng Bùng nhưng trẻ hơn - không được đi thi Nho dưới thời nam triều Lê - Trịnh thì đã bỏ xứ Thanh vô đàng trong theo chúa Nguyễn, cùng chúa tiên Nguyễn Hoàng, chúa Sãi Nguyễn Phước Nguyên tạo nên “những cuộc đời ngoại hạng” khác, đắp “Lũy Thầy để cản quân Lê Trịnh, mở cảng biển cửa Tùng, cửa Việt, cửa Eo và nhất là cảng Hội An cho thuyền tầu ngoại quốc ra vào thông thương, làm giàu có cho Đàng Trong và tiếp tục quá trình Nam tiến” “Phú Xuân đã trải, Đồng Nai đã từng”.
Chúa Tiên thì sử sách Đàng Trong ca ngợi:
“… Từ đó (1558 Trấn thủ Thuận Hóa, 1570 kiêm trấn thủ Quảng
Và sử quan chính thống thấy ở Đàng Ngoài cũng ngợi ca: “Nguyễn Hoàng Trị tự nhậm mấy chục năm (1558 - 1613)”, chính lệnh khoan hòa, thường ban ơn huệ, dùng phép công bang, khuyên răn bản hộ, cấm chấp những kẻ hung ác, dân hai trấn đều cảm lòng mến đức, thay đổi phong tục, chợ không nói thách, dân không trộm cắp, cổng ngoài không phải đóng, thuyền buôn nước ngoài đến đều buôn bán, đổi trao phải giá, quân lệnh nghiêm cản, mọi người ra sức”.(33)
Như vậy Nguyễn Hoàng, từ một người dòng dõi công thần nhà Lê, sợ bị Trịnh Kiểm giết, đã dùng kế của cậu ruột (Nguyễn Dĩ) giả mắc bệnh tâm thần rồi nói với chị - là vợ Trịnh Kiểm – cho vào Thuận Hóa là xứ “Ô Châu ác địa”, cầu mong thoát thân, do thời thế và vị thế địa - văn hóa “Hoành sơn nhất dài khả di chung thân” mà trở thành một cuộc đời ngoại hạng” ở thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII. Nhân tài xứ Thanhh - Nghệ sau vụ hai anh em Trịnh Cối - Trịnh Tùng tranh quyền khi Trịnh Kiểm mất (1570), sau các vụ chúa Trịnh lộng quyền giết vua đã bỏ vào Nam theo chúa Nguyễn rất nhiều.
Nhưng Trạng Bùng thì ở lại phục vụ Trịnh Tùng và cuối đời, chính Trịnh Tùng bắt cụ đi đầy. Cụ Trạng khi đi đầy viết Lâm tuyền vãn, ca ngợi cảnh Sơn Lâm, thú suối rừng. Và xin nhớ: Mẫu Liễu Hạnh cũng “hiển linh” ở núi rừng xứ Lạng, xứ Thanh (Sòng Sơn, Phố Cát) xứ Nghệ (Sóc Sơn) và sắc phong cho Mẫu của các vua Lê - Nguyễn đều “cho phép” Mẫu cai quản “sơn lâm”!
Trạng Trình, Trạng Kế thì ở lại với Bắc triều nhà Mạc song cũng đầy bi kịch và từ Nho quay về Đạo.
(24) Toàn thư, tập II, Sách đã dẫn, trang 218 - 219 (sự việc năm 1396).
(25) Toàn thư, Tập III, sách đã dẫn, trang 194.
(+) Nhưng muốn thi phải thi “căn cước” ông cha và phường chèo con hát không được thi (lệnh năm 1462).
(26) Như trên, tập III, trang 180 (sự việc 1461).
(27) Như trên, tập III, trang 186.
(28) Toàn thư, tập IV, trang 81 – 82. Lê Quý Đôn Đại Việt thông sử, sách đã dẫn, trang 240.
(29) Như trên, tập IV, trang 90 – 91.
Về các hiệu Thiên bồng, Thiên vũ và Đạo giáo dân gian Hoa – Việt, Bent L.Pedersen (Đan Mạch):
- Popular Panthcons in old
(30) Trần Lê Sáng. Phùng Khắc Khoan: cuộc đời và thơ văn. Nxb Hà Nội, 1985, trang 69.
(31) Nhiều tác giả - Lịch sử Hà Nam Ninh, tập I,
(32) Bảng Trung hầu Nguyễn Khoa Chiêm – Trịnh Nguyễn diễn chí (bản dịch tiếng Việt), Sở Văn hóa Tây Tiến Bình Trị Thiên, 1986, trang 57 (Tập I).
(33) Toàn thư, tập IV, đã dẫn, trang 161.
Xem tiếp phần cuối
Giáo sư Trần Quốc Vượng
(Bài viết được lấy từ cuốn sách “Phùng Khắc Khoan- Cuộc đời và thời đại”
Kỷ yếu Hội thảo khoa học danh nhân văn hoá Phùng Khắc Khoan 1992)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét