Thứ Hai, 23 tháng 9, 2013

Ông Tổ Pháp Thuật Thần Bí Của Người Lạc Việt


Thần Tiên Việt Nam


THỦY TỔ HÙNG VƯƠNG HOÀNG ĐẾ


雄王神仙-越南道教 

Ông Tổ Pháp Thuật Thần Bí Của Người Lạc Việt


Trong “Việt Sử lược” (Bộ sử khuyết danh viết vào khoảng thế kỷ XV, sau này Toàn Thư thời nhà Thanh trích dẫn: "Thời Chu Trang Vương (khoảng thế kỷ IX trước Công nguyên) ở vùng Giang Ninh có một dị nhân có khả năng dùng phép thuật thần kỳ để thuần phục các bộ lạc ở đó và tự xưng là Hùng Vương, đóng đô ở Văn Lang và đặt quốc hiệu là nước Văn Lang, biết cách ghi chép sự kiện bằng cách thắt các nút dây thừng và biết làm chính trị, truyền được 18 đời tự gọi là Hùng Vương".
Truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ kể rằng .Lúc bấy giờ ở đất Lĩnh Nam còn hoang vu, không một nơi nào yên ổn, Lạc Long Quân quyết chí đi du ngoạn khắp nơi........Đến bờ biển đông nam diệt được ngư tinh........ Đến Long Biên dẹp được Hồ Tinh là chồn tinh hóa thành người để hại dân chúng, nơi ở của Hồ tôn tinh sau khi bị Lạc Long quân diệt đã trở thành đầm Xác Cáo ngày nay gọi là Tây hồ...... Lại đi ngược lên vùng rừng núi đến đất Phong Châu có cây cổ thụ gọi là Chiên Đàn sau bị khô héo mà biến thành Mộc tinh luôn thay đổi hình dạng để bắt người ăn thịt. Để cứu dân Lạc Long Quân phải dùng đến những nhạc cụ như chiêng, trống ..làm nó khiếp sợ phải chạy về phía Tây nam sống quanh quất ở vùng đó, người ta gọi là Quỷ xương cuồng”.
Lại có chuyện kể rằng diệt xong yêu quái Lạc Long Quân dạy cho dân cách trồng lúa nếp, lấy ống tre thổi cơm , đốn gỗ làm nhà sàn để ở. Dân chúng dựng cho Lạc Long quân một cung điện trên ngọn núi cao. Sống ở cung điện trên núi một thời gian Lạc Long Quân từ giã Âu Cơ hóa rồng bay về biển cả. Ít lâu sau Âu Cơ gọi Lạc Long quân trở về. Đó là lúc chia con, 50 con theo cha, 50 con theo mẹ, người con trưởng được ở lại đất Phong Châu, được tôn làm vua nước Văn Lang.lấy hiệu là Hùng Vương.
Sách An Nam chí lược chép: thủ lĩnh bộ lạc Phong Châu là Hùng Vương nhờ có phép thuật mà chinh phục được các bộ lạc khác, mở nước Văn Lang. Trong bộ máy cai trị từ thượng cổ đã có Lang Cun trông nom cai trị, nắm chính quyền, Lang Đạo lo việc nghi lễ, cúng bái.
Theo sách Địa chí Thái Bình có ghi trên 100 xã (cũ) thờ Cao Sơn Đại Vương, các bản thần tích đều chép: “Quý Minh Đại Vương là thân đệ của Tản Viên sơn thánh và Ma Hà, các thần đã xuống vùng biển mộ quân đánh lại Ai Lao bộ chúa. Có trên 50 vị phúc thần tương truyền là tướng thời Hùng Vương.
Thần phả đền Tam Tòa (Thụy Trường, Thái Thụy) chép: “…Tương truyền rằng có một năm trời làm hạn hán, vua Hùng sai lập đàn cầu mưa nhưng không có linh nghiệm. Nghe nói có 2 vị thần làng Chỉ Bồ và Tam Tri có tài làm mưa gió, liền triệu về kinh. Vâng theo thánh chỉ, Trần Đông, Trần Điển vào bái yết Vua Hùng.Lập tức
Vua sai hai vị thần hô mưa gọi gió, bỗng một trận mưa như trút xuống hoàng cung và mưa toàn nước mặn, cây cối trong vườn thượng uyển tự nhiên héo rũ. Hùng Vương quở trách: “Trẫm sai làm mưa để cứu mùa màng, nay chẳng có nước ngọt, cây vườn thưởng uyển chết hết, khanh lấy gì đền trẫm đây”. Hai thần lạy: Vì bệ hạ không lệnh rõ làm mưa nước mặn hay ngọt, thần ở biển về xin dâng nước biển, nay đã rõ, xin sửa lỗi… Hai thần tiếp tục làm phép “hô phong hoán vũ”; mưa như trút, rửa sạch muối mặn. Cây cối lập tức tưới xanh như cũ. Vua phong tước cho hai thần, sai đi trừ hạn hán. Thần đi đến đâu mưa lành đến đấy…
Lạc Long Quân trong truyền thuyết không phải là tên người mà là tên gọi chung cho các vị thủ lĩnh của một dòng tộc trong một thời đại như Viêm đế, Hoàng đế, họ Thần Nông, Kinh Dương Vương, Hùng Vương, dòng dõi biết nhiều phép thuật nhất từ âm dương, kinh dịch, thông thiên độn toán, hô mây gọi gió, phép chữa bệnh, trị bệnh và rất nhiều phép thuật cổ xưa truyền lại đến ngày nay.
(Nghiên cứu sách Thần Nông Đại pháp toàn thư .Thần Nông Bản Thảo kinh.Thần Nông Tiên  thuật. Thần Nông phong thủy bí truyền. 100 quẻ xăm Thần Nông linh nghiệm. Thần Nông độn toán minh thi. Thần Nông ngũ cốc chân kinh. Thần Nông Tiên Đế đại pháp mật truyền. Thần Nông dưỡng sinh. Thần Nông Đại Đế chân kinh ). Đây là những pho sách kinh điển. Ai có tiên duyên đọc được, ngộ được đắc đạo thành chân tiên, chân nhân. Nâng mây tím bay về trời, có câu rằng: Nhất nhân đắc đạo kê khuyển cũng thăng thiên.

Câu hỏi Thần Nông Viêm Đế

Câu hỏi tại sao người Việt nhận là con cháu của Thần Nông, một trong những ông vua đầu tiên của Trung Hoa là vấn đề được nhiều người tranh cãi. Một số nhà nghiên cứu hiện nay, dựa trên các dữ liệu về sử học, thần thoại học, ngôn ngữ học, đã giả thiết rằng Thần Nông là một vị thần có nguồn gốc từ phương nam (từ phía nam sông Dương Tử xuống đến hết Việt Nam ngày nay, đó là vùng đất cư trú của cư dân Bách Việt). Sau khi nước Trung Hoa mở rộng từ phía tây sang phía đông (giai đoạn một), rồi từ phía bắc xuống phía nam (giai đoạn hai) thì Thần Nông được người Trung Hoa sát nhập vào văn hóa của họ và được coi là một trong các "ông vua" đầu tiên của họ[cần dẫn nguồn]. Thực ra trước đó, Thần Nông đã được coi là "ông tổ" của một số bộ tộc Bách Việt. Và sau này, do ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa rất mạnh, nhiều người lầm tưởng người Việt nhận một ông vua Trung Hoa làm ông tổ của mình.
  

 so_to_hung_vuong_hh332kj3.jpg
Hùng Vương Hoàng Đế Chân Kinh

Hùng Vương Chân Kinh

Khấn

Việt Nam Quốc: Địa chỉ ... Năm... tháng... ngày...
Tín Sỹ: ......
Nam Quốc Hùng Vương

Chí tâm quy mệnh lễ
Chúc hương thần chú
Đạo do tâm học . 
Tâm giả hương truyền . 
Hương nhiệt ngọc lô tâm tồn đế tiền
Chân linh hạ phán
Tiên cáo lâm hiên. 
Kim thần quan cáo kính đạt cửu thiên
Thiên địa Huyền Tông. 
Vạn khí bản căn
quảng tu ức kiếp
chứng ngô thần thông .
tam giới nội ngoại. 
Duy đạo độc tôn. 
Thể hữu kim quang
Phục ánh ngô than. 
Thị chi bất kiến .
thính chi bất văn .
bao la thiên địa. 
Dưỡng dục quần sinh. 
Thụ trì vạn biến
thân hữu quang minh
Tam giới thị vệ
Ngũ Đế tiên  nghênh 
Vạn thần triều lễ. 
Dịch sử lôi đình. 
Quỷ yêu táng đảm. 
Tinh quái vong hình
nội hữu phích lịch
Lôi thần ẩn danh. 
Đỗng tuệ giao triệt
ngũ khí đằng đằng. 
Kim quang tốc hiện
phục hộ chân nhân
Cấp cấp như luật lệnh
Khai kinh kệ
Huyền nguyên thủy khí.
Phân thanh hóa Khai đỗng thần linh .
phong .hồi thái hòa.  
Ngọc phổ nhiếp ma .
tinh chí tai bản .
tự nhiên thùy thức thử u văn
Nam Quốc Hùng Vương Chân Kinh
Chí tâm quy mệnh lễ
Xưa kia trời Nam mở vận
Sông núi Chẩn, Dực phân minh
Lệnh vua cha chiếu chỉ Thiên Đình
Lấy nghĩa lĩnh trùng tu điện miếu
Gọi Phương Nam bách Việt linh từ.
Thái Bạch nhận lệnh tờ chiếu chỉ
Lạc Long do Thần Nông chuyển thế
Lấy Âu Cơ, Vương mẫu Linh Truyền
Âm dương trời đất ứng  Thiên
Bọc tiên khai nở một lần trăm con
Năm mươi con, Tiên Rồng cai quản
Năm mươi con, Tiên Hạc ngự cai
Nay thiên địa tự khai hai cực
Trên trời 36 đức thiên cang
Dưới âm địa sát, 72 rõ ràng
Giữa nhân gian xuất hiện ngai vàng
Chờ vua Hùng dáng trần thiên tử.
Ngồi ngai vàng tỏa vạn hào quang
Một tiếng sấm vang ầm chuyển động
Ánh hào quang sáng lộng Tây Đông
Trăm hoa đua nở ánh hồng
Khắp mặt đất Long, Ly, Quy, Phượng
Tiếng sáo đàn thiên thượng du dương
Khâm tuân Ngọc chỉ Hùng Vương dáng trần
Dáng uy nghi phẩm trần tôn quý
Thực là Vua, là Thánh thần vương
Hùng Vương thánh đế minh quân
Lập đàn bái lạy Hoàng thiên
Bách quan văn võ đứng chầu
Cảm ơn thiện địa nhiệm màu
Vạn vật thế gian từ đây tạo hóa
Nhân hữu tử - Tử hữu sinh
Vị liễu nhân hồi sinh vạn vật
Sinh Thiên, sinh Địa, sinh Nhân.
Sinh Người, sinh Thánh, sinh Thần, sinh Tiên
Phép thần thông vô biên vô lượng
Giữ nòi giống con lạc cháu hồng
Dạy người trần tu nhân, tu đức
Ngọc Hoàng ban năm sắc mây lành
Dưới nước Nam vua Hùng nhận lệnh
Gươm thần thiêng trảm diệt tà ma
Vua hiền đức ban lành bốn biển
Phép oai vang động khắp muôn phương
Vua kính, tôi trung nước phú cường
Hiển ứng nhiệm màu lẫm liệt 9 châu
Địa bi - Đại nguyện giải sầu
Phép thần thông cải tử hồi sinh
Ban cho thiên hạ thái bình ấm no
Khắp bốn phương mưa gió thuận hòa
Chẳng binh đao, thủy, hỏa can qua
Chẳng bệnh tật, thiên tai, địa kiếp
Dưỡng dục quần nhân, dân an nước mạnh
Hưởng phúc muôn đời đất nước rồng tiên
Lưu danh thế giới vạn bang
Vua Hùng giữ nước Nam Bang muôn đời
Tháng 3 ngày mùng 10 giỗ tổ
Nước Nam ghi vào sổ bái tâu
Thành tâm sở nguyện khấn cầu
Cầu cho Nam quốc bốn phương
Dân giàu nước mạnh an khang thái hòa
Nam quốc Hùng Vương khai thiên lập địa
Đại đức từ bi cứu dân độ thế
Tứ sinh lục đạo hữu cảm tất phù
Tam giới thập phương vô cầu bất ứng
Nam quốc hữu linh tài đạo lưu vạn kiếp
Hương hỏa hiển thánh tích vu vân động
Ký huyền đồng chi đệ hằng
Đại bi - Đại nguyện - Đại thánh - Đại từ
Đức thượng đế, nguyên dương nguyên thủy
Khai sơn hộ giáo linh ứng Hùng Vương
Tri ân hữu vạn báo đáp vô nhất
Tiên thánh tại đàn tiền
Cảnh hóa phù hữu Đế quân
Hùng Vương thánh tổ
Hưng hành diệu đạo thiên tôn.

.............*****.............

Ngũ Hổ Thu Kinh
NGŨ PHƯƠNG HỔ THẦN QUAN TÁN
Tán viết :
Cực chi ngũ hành
Địa chi ngũ phương
Nhân chi ngũ luân
Thiên chi ngũ thường (1)
Ngưỡng nhi quan yên
Ngũ đế thị Hoàng
Hoàn nhi liệt yên
Ngũ hầu nghi Vương (2)
Ngũ Kinh Ngũ Vỹ
Vân Hán vi chương
Ngũ Xa
Ngũ Hoành
Đẩu vận tề quang (3)
Đồ thành ngũ điểm
Ngũ số chương dã
Trù tự Ngũ sự
Ngũ phúc khang dã (4)
Ngũ thổ toại tính
Hậu đức vô cương
Ngũ quan tư chức
Thuận đức giả xương (5)
Như tấu Ngũ âm
Thần nhân kỳ khương
Như điều Ngũ vị
Đỉnh nại kỳ trương (6)
Thánh thể năng cần
Ngũ cốc dụng lương
Thánh tâm duy tịnh
Ngũ trần đốn vong (7)
Ư đông ư tây
Nam Bắc trung ương
Biến nhi hóa chi
Ngũ nhạc đường đường (8)
Vi thanh vi bạch
Xích hắc huyền hoàng
Thần nhi thông chi
Ngũ vị dương dương (9)



Thần Nông Viêm Đế

Ông tổ pháp thuật thần bí của người Lạc Việt

Chú giải :Cực tức khí Thái cực trước khi phân định đất trời
tuy vậy trong đó Thái cực đã chứa âm dương và bao hàm cả sự hình thành nên Ngũ hành là
Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ
Đất có ngũ phương là : Trung ương
Đông – Tây – Nam- Bắc
Đạo làm người phải lấy chữ Ngũ luân là năm mối quan hệ giữa: Vua tôi- cha con- vợ chồng- anh em- bạn bè
Trời cũng có Ngũ thường là Nhân - Nghĩa - Lễ - Trí- Tín Ngẩng đầu lên mà quan sát
để thấy chòm sao Ngũ Đế tôn nghiêm mà chính vị là sao Hoàng Đế
sao Thanh Đế ở phương Đông
sao Xích Đế ở phương Nam
sao Bạch Đế ở phương Tây
sao Hắc Đế ở phương Bắc Ta lại thấy các vì sao giăng quanh nhau mà vẫn phân định rõ từng vị trí
Chòm sao Ngũ Hầu gồm năm sao Đế Sư
Đê Hữu Tam Công
Bác Sĩ và Thái Sư chiếu mệnh cho mỗi vương triều(3) Kinh
Vỹ là tên các chòm sao : Vân Hán là tên gọi Sông Thiên Hà hoặc gọi là dải Ngân Hà;
Ngân Hán tạo nên nét đẹp cả bầu trời Sao Xa
sao Hoành là hai sao nằm ở vị trí chuôi của chòm sao Bắc Đẩu
khi sao Đẩu chuyển thì tất cả đều lấp lánh theo
(4) Trong Thiên Hồng Phạm Cửu trù của Kinh Dịch gọi Ngũ sự là : Mạo (dung mạo)
Ngôn (lời nói) Thị (xem)
Thính (nghe) và Tư (suy nghĩ)
còn Ngũ phúc là : Thọ (sống lâu)
Phú (giàu có) Khang minh (mạnh khỏe)
Du hảo đức (vui theo đức tốt) và Khảo chung mệnh (chết được nhẹ nhàng)
Ngũ điểm (năm chấm) trên lưng con Long Mã đã tạo nên Hà Đồ và năm con số trên lưng con Rùa đã làm nên Lạc Thư - Hai cơ sở để tạo nên thuyết Ngũ hành tương sinh và Ngũ hành tương khắ
(5) Đất chia làm năm loại : Xanh- vàng- trắng- đỏ-
đen và vạn vật cũng phải hợp với từng tính chất thổ nghi mà sinh trưởng
Biết thích nghi với điều tự nhiên thì ắt sẽ cho ta công đức sâu dày không bao giờ hết
Năm giác quan của con người ta đều có chức năng riêng biệt
biết sử dụng triệt để các chức năng là đã thuận theo cái đức của tự nhiên và do đó sẽ nhất định được phát triển vậy
(6) Làm được những điều nói trên thì khác nào tấu lên khúc nhạc ngũ âm (gồm : Cung- Thương- Giốc-
Chủy- Vũ) để cho cả Thần và người đều vui vẻ
Như điều hòa được ngũ vị (gồm : Mặn- ngọt-
đắng- cay- chua) như đúc nên chiếc đỉnh để khuếch trương thành quả
(7) Nếu biết làm việc siêng năng thì ngũ cốc sẽ bồi đắp cho ta những kho lương thực dồi dào
Nếu lòng ta thanh tịnh thì ngũ trần cũng lập tức tiêu vong
(8) Dù Đông- Tây- Nam- Bắc- Trung ương (tức ngũ phương) có biến hóa đổi dời thì ta vẫn phải giữ cho tâm vững vàng như Ngũ nhạc (tức Đông Nhạc - Thái Sơn- Tây Nhạc - Hoa Sơn- Nam Nhạc - Hành Sơn-
Bắc Nhạc - Hằng Sơn và Trung Nhạc - Tung Sơn)
(9) Dẫu cho xanh hay trắng- đen- đỏ hoặc vàng thì cũng chẳng sao. Vì khi Thần và người cùng cảm ứng thông suốt cho nhau thì sẽ tạo nên sự linh hiển và Ngũ vị sẽ được vững vàng lồng lộng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét