Thứ Hai, 23 tháng 9, 2013

Nghi lễ Thần Nông gốc Tổ người Lạc Việt và văn hóa lễ Thần Nông trên Thế giới

Đạo Giáo Thần Tiên
11300_101474733376593_1010590263_n.jpg

 

Nghi lễ Thần Nông gốc Tổ người Lạc Việt và văn hóa lễ Thần Nông trên Thế giới


Lịch sử Việt Nam


Theo Đại Việt sử ký toàn thư: Vua Đế Minh là cháu ba đời của vua Thần Nông, đi tuần thú phương Nam, đến núi Ngũ Lĩnh (nay thuộc tỉnh Hồ Nam, Trung Hoa), gặp một nàng tiên, lấy nhau đẻ ra người con tên là Lộc Tục. Sau Đế Minh truyền ngôi lại cho con trưởng là Đế Nghi làm vua phương Bắc (từ núi Ngũ Lĩnh về phía Bắc), phong cho Lộc Tục làm vua phương Nam (từ núi Ngũ Lĩnh về phía Nam), xưng là Kinh Dương Vương, quốc hiệu là Xích Quỉ. Kinh Dương Vương làm vua Xích Quỉ vào năm Nhâm Tuất 2897 TCN, lấy con gái Động Đình Hồ quân (còn có tên là Thần Long) là Long nữ sinh ra Sùng Lãm, nối ngôi làm vua, xưng là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân lấy con gái vua Đế Lai (con của Đế Nghi), tên là Âu Cơ, sinh một lần trăm người con trai. Một hôm, Lạc Long Quân bảo Âu Cơ rằng: "Ta là giống rồng, nàng là giống tiên, thủy hỏa khắc nhau, chung hợp thật khó". Bèn từ biệt nhau, chia 50 con theo mẹ về núi, 50 con theo cha về ở miền biển (có bản chép là về Nam Hải), phong cho con trưởng làm Hùng Vương, nối ngôi vua.
Huyền thoại
Thần Nông cày đồng. Tranh trên tường thời nhà Hán.
Trong thần thoại Trung Quốc, Thần Nông sống cách đây khoảng trên 5.000 năm và là người đã dạy dân nghề làm ruộng, chế ra cày bừa và là người đầu tiên đã làm lễ Lễ Tịch Điền (còn gọi là lễ Thượng Điền, tổ chức sau khi gặt hái, thu hoạch mùa màng) hoặc Hạ Điền (lễ tổ chức trước khi gieo trồng), cũng như nghề làm thuốc trị bệnh, cho nên trong dân gian có câu Thần Nông giáo dân nghệ ngũ cốc, ngoài việc là ông tổ nông nghiệp, người đã dạy dân trồng ngũ cốc và chế tạo ra cày bằng gỗ, ông tổ nghề gốm sứ và nghề y dược. Một khác biệt giữa huyền thoại và khoa học được thể hiện trong sách cổ: Khi con người chưa biết trồng cấy lương thực.Thần Nông chính là Thượng thanh linh bảo thiên tôn Tiên giới nghĩa xu quyển thất dẫn thái chân khoaTức viêm đế. Tam hoàng ngũ đế chi nhất, giáng trần dạy nhân gian việc nhà nông. Để trợ giúp Thần Nông khi sơ khai Ngọc Hoàng sai chim Khổng Tước mang năm loại hạt (gọi là ngũ cốc thần) dâng cho Thần Nông làm hạt giống dạy cho người dân gieo hạt, cấy trồng. Ông đã hiện thân nhiều lần xuống nhân gian dạy những bài thuốc bí truyền từ cỏ cây. Ông đã để lại cuốn sách "Thần Nông Bản Thảo Kinh" và nhiều pho sách quý.
Qua những trải nghiệm, Ông đã nghiên cứu ra 450 căn bệnh mà con người thường mắc phải. Những căn bệnh nan y Ông đã dùng Thảo dược chữa trị đều linh nghiệm ông là người đầu tiên phát hiện ra thảo dược quý là Nấm Linh Chi và Nhân Sâm ngàn năm, được ghi chép lại truyền cho đời sau (đó là cuốn Thần Nông Bản Thảo Kinh). Tất cả các Thần y, Danh y đều học cuốn sách này. Chính cuốn sách này là bản gốc cho cuộc đời nghiên cứu y thuật của mình.Thần Nông được tôn kính như là ông tổ của y học Trung Hoa. Ông cũng được coi là người đã đề ra kỹ thuật châm cứu. (Sách Thần Nông)

Lễ Thần Nông
Lễ Thần Nông tức là lễ tế vua Thần Nông để cầu mong được mùa và nghề nông phát đạt.
Trên các quyển lịch cổ hàng năm, người ta thường vẽ một mục đồng dắt một con trâu. Mục đồng tức là vua Thần Nông, còn con trâu tượng trưng cho nghề nông.
Hình mục đồng cũng như con trâu thay đổi hàng năm tùy theo sự ước đoán của Khâm thiên giám về mùa màng năm đó sẽ tốt hay xấu.
Năm nào được coi là được mùa, Thần Nông có giày dép chỉnh tề, còn năm nào mùa màng bị coi là kém, Thần Nông có vẻ như vội vàng hấp tấp nên chỉ đi giày một chân. Con trâu được đổi màu tùy theo hành của mỗi năm, nó có thể có một trong 5 màu vàng, đen, trắng, xanh, đỏ đúng với các hành Thổ, Thủy, Kim, Mộc, Hỏa.
Thời phong kiến, hàng năm đều có tục tế và rước Thần Nông tại triều đình cũng như ở các địa phương.
Nghi thức lễ tế Thần Nông thời Nguyễn
Lễ tế Thần Nông hàng năm cử hành vào ngày Lập xuân, bởi vậy nên lễ tế Thần Nông còn được gọi là tế xuân.
Theo chỉ dụ của vua Minh Mạng, hàng năm sau tiết Đông chí, tòa Khâm thiên giám phải lo sửa soạn việc tế Thần Nông. Các quan cùng nhau họp để nặn trâu và tượng Thần Nông.
Trước ngày lập xuân hai ngày, tại gần cửa thành Đông Ba (ngày nay là cửa chính Đông), các quan Khâm thiên giám cho lập một cái Đài hướng đông. Trâu và tượng Thần Nông cũng được đưa tới lưu tại phủ Thừa Thiên để ngày hôm sau các quan trong phủ mới rước từ phủ tới Đài. Các quan vận lễ phục, có quân lính mang gươm giáo, tàn lọng, cờ quạt theo hầu.
Tới Đài thì một lễ đơn giản được cử hành, ngụ ý trình với Thổ Công về sự hiện diện của tượng Thần Nông và trâu. Sau đó, trâu và tượng Thần Nông lại được khiêng về kho cất. Hôm tế xuân, tượng và trâu lại được rước ra Đài, nhưng lần này đi rước là các quan bộ Lễ và các quan phủ Thừa Thiên. Khi đám rước đi qua cung vua, một viên thái giám vào tâu để vua biết. Sau đó, đám rước lại tiếp tục đi và khi đi qua bộ Lễ, một viên quan đánh vào mông trâu ba roi, có ý thôi thúc trâu phải làm việc.
Tới Đài, các quan làm lễ tế Thần Nông theo như nghi lễ các cuộc tế khác. Tế Thần Nông xong, trâu và tượng Thần Nông được quân lính mang đi chôn sau buổi lễ.
Tại các tỉnh, trong ngày Lập xuân cũng có lễ tế Thần Nông và lễ cũng được sửa soạn từ sau ngày Đông chí. Các quan tỉnh phụ trách việc hành lễ. Trâu và tượng Thần Nông cũng được đem chôn.
Lễ tế Thần Nông của các dân tộc khác
Người Dao Tuyển, để cảm tạ công ơn và cầu xin cho mùa màng bội thu, nhà nhà hạnh phúc thì lễ hội ngày 6 tháng 6 âm lịch là ngày cúng Thần Nông lớn nhất trong năm. Ngoài ra họ còn thờ cúng Thần Nông vào các ngày 1 tháng 1 âm lịch và 9 tháng 9 âm lịch hàng năm.
Hình ảnh văn hóa các nước tế lễ thần nông (Ngũ Cốc Thần) cầu cho nhân gian cả năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, bệnh tật tan biến, nơi nơi hòa bình và an khang.


Câu hỏi Thần Nông Viêm Đế

Câu hỏi tại sao người Việt nhận là con cháu của Thần Nông, một trong những ông vua đầu tiên của Trung Hoa là vấn đề được nhiều người tranh cãi. Một số nhà nghiên cứu hiện nay, dựa trên các dữ liệu về sử học, thần thoại học, ngôn ngữ học, đã giả thiết rằng Thần Nông là một vị thần có nguồn gốc từ phương nam (từ phía nam sông Dương Tử xuống đến hết Việt Nam ngày nay, đó là vùng đất cư trú của cư dân Bách Việt). Sau khi nước Trung Hoa mở rộng từ phía tây sang phía đông (giai đoạn một), rồi từ phía bắc xuống phía nam (giai đoạn hai) thì Thần Nông được người Trung Hoa sát nhập vào văn hóa của họ và được coi là một trong các "ông vua" đầu tiên của họ[cần dẫn nguồn]. Thực ra trước đó, Thần Nông đã được coi là "ông tổ" của một số bộ tộc Bách Việt. Và sau này, do ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa rất mạnh, nhiều người lầm tưởng người Việt nhận một ông vua Trung Hoa làm ông tổ của mình.


Văn hóa Thế giới với nghi lễ Thần Nông Viêm đế

1_110309235154_1.jpg


1192359173648042-1192359199319142.jpg
4262094097354083957.jpg
1306625236912.jpg
95_11_0_20100812204446.jpg
1306574584064179-1306574584071235.jpg
1411593030-0.jpg
95_11_0_20111014191933.jpg
 8299f47344024d77ac1ea289f0015b64.jpg
1306574584064179-1306574584068637.jpg 
11046397_391920.jpg 
 1119988932332883733.jpg20104511245931.jpg
 77021273438466140.jpg
 20120518072409673.jpg2010525102350973.gif
 200910301917441135.jpgW020100813409509890527.jpg
 11946443260963251280.jpg
 4262094097354083957.jpg
 cms_ac953cb5ab964d63bd3ac7f1254c4d94.jpg
1306574584064179-1306574584066518.jpg
1306574584095400-1306574584109759.jpg
 W020070523779679457556.jpg
 YenDi.jpgW020081225210342844844.jpg
 734486223248405941.jpg
 W020110526599199331717.jpg
 X1030059062.jpg
 cms_ac953cb5ab964d63bd3ac7f1254c4d94.jpg
1964754790558250553.jpg 
W020110531374598954280.jpg
bjydl2009-5-12-4.jpg

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét