Thứ Tư, 9 tháng 1, 2013

Trạng trình nguyễn bỉnh khiêm chân kinh 越南神仙



      越南道教
Trạng trình nguyễn bỉnh khiêm chân kinh


(Chân kinh người hiểu Đạo Tiên mới thỉnh được Thần Tiên giáng hạ) 


THẦN TIÊN VIỆT NAM 
TRẠNG TRÌNH 
NGUYỄN BỈNH KHIÊM


THÁI ẤT CHÂN NHÂN CỨU KHỔ THIÊN TÔN







THÁI ẤT CHÂN NHÂN CỨU KHỔ THIÊN TÔN

* Thái Ất Cứu Khổ Thiên tôn hay “Tầm Thanh Cứu Khổ Thiên Tôn”, Thập Phương Cứu Khổ Thiên Tôn” * Theo truyền thuyết cho rằng ngài là một trong hai vị thị giả của Ngọc Hoàng Đại Đế, trợ giúp cho Ngọc Đế thống ngự muôn loài.
Ngài là hóa thân của Thanh Huyền Thượng Đế, phát thệ cứu giúp tất cả chúng sinh,
“Thái Ất Cứu Khổ Hộ Thân Diệu Kinh” nói:
- Ở thế giới Trường Lạc về phương Đông có một vị đại nhân từ tên là Thái Ất Cứu Khổ Thiên Tôn, hóa thân của Ngài nhiều như số cát sông Hằng, nghe tiếng liền cứu.
Hoặc trụ ở thiên cung, hoặc giáng xuống nhân gian,
hoặc ở địa ngục, hoặc lẩn vào đám đông,
hoặc hiện Kim Đồng Ngọc Nữ,
hoặc hiện Đế Quân, Thánh Nhân,
hoặc làm Thiên Tôn Chân Nhân,
hoặc làm Kim Cang Thần Vương,
hoặc làm Ma Vương Lực Sĩ,
hoặc làm Thiên Sư Đạo Sĩ,
hoặc làm Huỳnh Nhân Lão Quân,
hoặc làm Thiên y Công Tào,
hoặc hiện thân nam thân nữ,
hoặc làm quan văn quan võ,
hoặc làm Đô Đại Nguyên Soái,
hoặc làm Pháp Sư Thiền Sư,
hoặc phật tổ tăng sư
hoặc làm Thần Mưa Thần Gió...
Thần thông vô lượng, công hạnh vô cùng,
tầm thanh cứu khổ, ứng biến tùy duyên”.
* Vị Thánh ở trời gọi là “Thái Nhất Phúc Thần”,
ở thế gian xưng là Đại Từ Đại Bi,
ở địa ngục tôn làm Nhật Diệu Đế Quân;
ngoại đạo tiếp thu xưng là Sư Tử Minh Vương,
ở thủy phủ xưng là Động Châu Đế Quân”.
Khi gặp là khó khăn tai nạn, chỉ cần xưng danh hiệu hay cầu nguyện Ngài là có thể “giải lo trừ hạn, biến hung thành cát”, tu theo Ngài có thể đạt công thành quả mãn, giữa ban ngày sinh lên cõi trời. “Bạt Độ Huyết Hồ Bảo Thiên” thì nói là “ mây lành che phủ thân Ngài”.
Ngài “... mình ngồi trên sư tử chín đầu, tay cầm nhánh dương liễu, vẩy nước quỳnh tương cứu hộ chúng sinh, độ vong hồn người chết”. Có bài thơ:
Đông cực Thanh Hoa Diệu Nghiêm Cung”
Tử vụ hà quang triệt thái không
Thiên đóa liên hoa ánh bào tọa,
Cửu đầu sư tử xuất vân trung
Nam Cực đan đài khai báo cấp
Bắc Đô huyền cấm phá la phong
Duy nguyện thùy quang lai cứu hộ
Chúng đẳng khể thù lễ từ dung
Thi thực công đức bất tư nghì
Cô hồ trệ phách tào siêu thăng”

(Ngài) Ở trong cung Đông Cực Thanh Hoa Diệu Nghiêm,
Giáng tím mống sáng chói rọi khắp cả hư không
Ngàn đóa hoa sen tỏa sáng xung quanh bảo tọa
(Ngài ngồi) Trên sư tử chín đầu bay ra khỏi mây.
Nơi đài đó phương Nam mở ra hòm sách quý.
Kinh đô phía Bắc trong cung cấm huyền diệu phá trừ tai ách. Ban bố công đức không thể nghĩ bàn
Giúp cho những cô hồn và kẻ mê muội được siêu thăng
UY LINH VÀ VIỆC THỜ PHỤNG
sách “Thái Thượng Tam Động Biểu Văn”
có chín vị Thiên Tôn là:
1. Thái Ất Cứu Khổ Thiên Tôn
2. Thập Phương Cứu Khổ Thiên Tôn
3. Cửu U Bạt Tội Thiên Tôn
4. Châu Lăng Độ Mệnh Thiên Tôn
5. Hòa Luyện Đan Giới Thiên Tôn
6. Pháp Kiều Đại Độ Thiên Tôn
7. Kim Khuyết Hóa Thân Thiên Tôn
8. Tiêu Dao Khoái Lạc Thiên Tôn
9. Bảo Hoa Viên Mãn Thiên Tôn
Trong đó, Thái Ất Cứu Khổ Thiên Tôn là vị đứng đầu.
Chức năng của Ngài là “vượt thánh vượt phàm, cực từ cực ái, ngự trên sư tử chín đầu, tỏa ánh sáng lành xa muôn dặm, tiếp độ sinh linh”.khi gặp tai ách, chi cần niệm danh hiệu
Thái Ất Cứu Khổ Thiên Tôn. Ngài sẽ nương theo tiếng cầu mà đến cứu, giúp người giải tai trừ nạn, chuyển rủi thành may.
- Đối với người tu hành, pháp huyền diệu Tiên gia, khi đắc đạo sẽ được
Ngài “ngự trên sư tử chín đầu, tỏa ánh sáng lành xa muôn dặm” hóa pháp thần tiên nâng mây tím đưa về trời.

---------------*****---------------


LƯỠNG QUỐC TRẠNG NGUYÊN
TRÌNH NGUYỄN CHÂN NHÂN








Click vào đây xem chi tiết ở trang chính:

: Trạng trình nguyễn bỉnh khiêm chân kinh






Lời mở đầu
(Lời sấm truyền tiên tri 500 năm sau đã trở lại)
Nay chính là:
Có thầy Nhân Thập đi về
Tả Hữu phù trì, cây cỏ thành binh
Những người phụ giúp thánh minh
Quần Tiên xướng nghĩa chẳng tàn hại ai
Phùng thời nay hội thái lai…
Đời này những Thánh cùng Tiên
Sinh những người hiền trị nước an dân…
Cách đây hơn 500 năm, trên nhân gian có lưu lạc một cuốn sách kinh điển, đó là cuốn “Thái Ất Thần Kinh” do Thái Ất Chân Nhân ban tặng xuống nhân gian để cứu người từ rất lâu. Cuốn sách này nếu hiểu được có thể biết thiên cơ. Họa phúc trên nhân gian, nhìn thấu thông thiên địa. Theo như lời truyền, nếu cuốn sách này vào tay người hiền tài thì có thể bảo hộ và cứu giúp nhân gian, nếu như rơi vào tay kẻ gian thần nhân gian sẽ xẩy ra đại loạn vì cuốn sách này chính là nguyên khí của sao Thái Ất do Thái Ất cai quản. Khi biết được cuốn sách này đang lưu lạc tại phương Nam. Thái Ất Chân Nhân nhận lệnh của Ngọc Hoàng Thượng Đế. Chọn tinh khí sao Thái Ất tìm nhà nào có đức và trí tuệ để giáng hạ đầu thai, mới có thể giữ được cuốn sách và tránh được nạn kiếp vì cũng là lúc sao Thái Ất hết vòng tuần hoàn quay trở lại địa phận phương Nam.
Nước Nam ở địa phận sao Dục Tú, quê hương Vĩnh Lại nay là Vĩnh Bảo Hải Phòng. Năm 1491 thời thịnh trị của Vua Lê Thánh Tông có chàng thanh niên họ Nguyễn hiền lành đức độ kết duyên với người con gái họ Nhữ xinh đẹp thông minh, giỏi tướng số văn thơ, được Thái Ất Chân Nhân hóa một thân tinh khí. Sao Thái Ất giáng hạ đầu thai khi đầy tháng, đầy ngày bà Nhữ sinh hạ cậu con trai mặt mũi khôi ngô tuấn tú, thông minh trí tuệ hơn người. Khi sinh ra đã có 16 thần bảo hộ. Sao Thái Ất xuất hiện là chủ khí của 16 thần vận hành trong 8 cung bát quái, mỗi cung Thái Ất cư trú 3 năm.
Năm trú thứ nhất gọi là Lý thiên.
Năm trú thứ hai gọi là Lý địa.
Năm trú thứ ba gọi là Lý nhân.
Trong sách kinh điển nói Thái Ất hóa thân là tôn thần của Thiên đế ở trước sao Bắc thần. Chủ sai khiến 16 thần, chủ về dự đoán gió mưa, hạn hán, lụt lội, chiến tranh, đói rét. Có thể điều chỉnh khẩu thiệt Vua tôi, cha con, lưu vong trong nhân gian. Sao Thái Ất chuyển 24 năm đi hết 1 vòng bát quái chuyển đến sao Kế thần. Người xưa nói: sao Kế thần là con rồng đuốc của sao Thái Ất và cùng với sao Văn Xương tên là Thiên Mục. Hai sao thời dùng kế để dẹp quân đánh úp và nghe ngóng giặc để phòng bị.
Có 16 thần tên là: Ân Đức, Đại Nghĩa, Địa Chu, Dương Đức, Hòa Đức, La Hầu, Cao Tùng, Thái Dương, Đại Trắc, Đại Thần, Thiên Uy, Thiên Đạo, Đại Vũ, Vũ Đức, Thái Thốc và Âm Chủ. 
16 thần luôn bảo hộ và thông báo cho chủ sao biết được họa phúc thiên cơ sắp sửa xảy ra.
Lại nói về Nguyễn Bỉnh Khiêm ở nhân gian khi còn nhỏ đã được mẹ dạy tất cả các pháp về tử vi, lý số không sót một môn gì.
Khi lớn lên ông được Lương Đắc Bằng là Bảng nhãn thời bấy giờ nhận làm học trò. Với sự thông minh đức độ của mình, ông đã được thầy Lương truyền lại cho cuốn “Thái Ất Thần Kinh” trước khi qui tiên. Đây là một cuốn sách rất bí ẩn do đạo sĩ Triệu Nga rất nổi tiếng đời Tống đúc kết lưu truyền lại. Nhưng sách truyền lại thì chưa có lời giải vì còn lưu lạc ở một phương khác. Một thời gian sau ông theo một vị hảo hán tên là Lý Hưng Chi sang phương Bắc.
Có một vị đạo sĩ râu tóc bạc nhận lời của sư phụ đợi khi nào gặp người phương Nam họ Nguyễn trong mình cất giữ cuốn sách tên là “Thái Ất Thần Kinh”, hai người kết hợp mới có lời giải. Và quả nhiên ông đã gặp Nguyễn Bỉnh Khiêm. Hai người vui mừng khôn xiết làm lễ bái thiên địa, học đạo pháp chân Tiên và Tổ sư của cuốn sách chính là Thái Ất Chân Nhân. Ngay hôm đấy hai người lập tức khai mở và truyền bí pháp cho nhau. Suốt bảy ngày bảy đêm học đạo pháp, hai người đã thấu hiểu được bí pháp trong cuốn sách và có thể tiên đoán mọi chuyện về trời đất, quá khứ và tương lai của nhân gian. Xong rồi cả hai vội vã người lên phương Bắc, người về phương Nam vì sợ phạm thượng lộ thiên cơ.
Cuốn sách Thái Ất Thần Kinh mà Nguyễn Bỉnh Khiêm có được chính là do tiên duyên sắp xếp nên ông mới thấu hiểu được thiên cơ lý số, soi thấu càn khôn, thông thiên địa và mới gọi là tiên nhân, tiên tri. Về sau Nguyễn Bỉnh Khiêm đã thi đỗ trạng và khi đi xứ sang Bắc quốc ông đã được vua Tàu phong trạng. Trở thành Lưỡng quốc Trạng Nguyên, nhân gian thường gọi ông là Trạng Trình. Tất cả những việc lớn trong Mạc triều đều do ông quân sư mọi việc đều hoàn hảo nên lúc nào ông cũng được vua tín dùng. Trong triều ông đã dạy và truyền thụ kinh sách cho các thế hệ nho sĩ, nhiều học trò của ông đã đỗ đạt giúp cho đất nước, có tên tuổi để lại cho muôn đời sau. Ông là người nối nhịp cầu hai miền Nam Bắc phân chia trước kia. Ông đại diện cho trí tuệ của người dân nước Nam, hãnh diện tối cao của giới tiên tri và để lại lời sấm truyền cho bao đời người dân Việt chiêm nghiệm. Âm đức của ông rất nhiều kể sao cho hết …

Ông đã từng cứu, giải thoát rất nhiều nạn kiếp cho người dân Việt kể cả các bậc Vua chúa. Nên người dân Việt Nam luôn kính cẩn ngưỡng mộ và tôn sùng ông. Nhân gian lập đền thờ cầu nguyện mong cho nguyên khí của ông cũng như nguyên khí của sao Thái Ất chính là hiện thân của Thái Ất Chân Nhân có thể bảo hộ toàn thể nước Nam tai qua nạn khỏi, công danh tiền tài, giàu sang và thịnh vượng. Chính là khấn Lưỡng Quốc Trạng Nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm. Nhân gian muôn đời hương hỏa kính cẩn và ngưỡng mộ!
Trình Nguyễn Chân Nhân ứng hóa Thiên Tôn.

Thái Ất chân nhân nói: 
Nhà nào có cuốn “Thái Ất Thần Kinh”, hoặc chân kinh này thường tụng tránh được nạn kiếp, bình an và tài lộc tự đến. Người tụng Kinh này sẽ được các thiên thần ở 10 cõi trời hộ thân. Thiên Địa cảm ứng, sau được Ngọc phù Bảo Thần Kim dịch luyện hình, hình thần cùng đạo hợp chân.

Bắc Đẩu tinh quân nói:
Nhà nào có cuốn “Thái Ất Thần Kinh”, hoặc chân kinh này ngộ giải được thì tai chướng chẳng xâm, chư thánh giữ cửa. Người chết dưới địa phủ được thăng thiên. Mộ phần kết phát, con người thanh tú, hạnh minh đa đinh đông người. Ngũ lộ thần tài chỉ lối. Văn Xương ban pháp học danh. Thần lên Thượng giới Triều Bái cao chân công đầy, đức thành. Tương cảm đế quân. Tụng Kinh linh ứng nâng mây tím mà lên trời. Có câu rằng: Nhất nhân đắc đạo Kê, Khuyển cũng thăng thiên.


LƯỠNG QUỐC TRẠNG NGUYÊN
TRÌNH NGUYỄN CHÂN NHÂN

(Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm)




TRÌNH NGUYỄN CHÂN NHÂN CHÂN KINH


Chí tâm quy mệnh lễ

Nam quốc Trình Nguyễn Chân Nhân


Khấn
Việt Nam Quốc: Địa chỉ ... Năm... tháng... ngày...
Tín Sỹ: ......

Hương Tán

Hương phần bửu đỉnh .
Khí đạt huyền khung.
Thần nhân hợp nhất yết dao cung .
Tuỳ xứ hiển thần thông .
Lan triện không .
Vạn thánh hội đan trung .
Chí tâm qui mệnh lễ
Truyền Thầm Đạt Khổn Thiên Tôn
  
Nhiên Chúc Tán

Sơ nhiên chúc cự , phóng đại quang minh
Linh tâm bất muội cộng trừng thanh .
Trần niệm bất trùng minh
Tảo đãng phàm tình .
Thái Thượng đại đan thành .
Chí tâm qui mệnh lễ

Từ Quang Phổ Chiếu Thiên Tôn
  
Tịnh Khẩu Thần Chú


Đan châu khẩu thần .
Thổ uế trừ phân .
Thiệt thần chính luân .
Thông mệnh dưỡng thần .
La thiên xỉ thần .
Tà vệ chân .
Hầu thần hổ phún .
Khí thần dẫn tân .
Tâm thần đan nguyên .
Lệnh ngã thông chân .
Tư thần liên dịch .
Đạo khí trường tồn .
  
Tịnh Tâm Thần Chú

Thái thượng đài tâm .
Ứng biến vô đình .
Khu tà phược mị .
Bảo mệnh hộ thân .
Trí huệ minh tịnh .
Tâm thần an ninh .
Tam hồn vĩnh cửu .
Phách vô táng khuynh .
  
Tịnh Thân Thần Chú


Linh Bửu Thiên Tôn .
An uỷ thân hình .
Đệ tử hồn phách .
Ngũ tạng huyền minh.
Thanh long bạch hổ .
Đội trượng phân vân .
Chu tước huyền vũ .
Thị vệ thân hình .
  
An Xã Lệnh Thần Chú

Nguyên Thuỷ an trấn .
Phổ cáo vạn linh .
Nhạc độc chân .
Thổ địa chỉ linh .
Tả xã hữu tắc .
Bất đắc vọng kinh .
Hồi hướng chính đạo .
Nội ngoại túc thanh .
Các an phương vị .
Bị thủ đàn (Gia )đình .
Thái thượng hữu mệnh .
Sưu bộ tà tinh .
Hộ pháp thần vương .
Bảo vệ tụng kinh .
Qui y đại đạo .
Nguyên hanh lợi trinh .



Chí tâm quy mệnh lễ

Nam Quốc Dục Tú
Mạc triều danh sĩ hiển
Thiên cung Thanh Hoa trường lạc giới
Thái Ất Chân Nhân ngự
Đông cực Diệu Hoa Nghiêm Cung
Hóa thân Nguyễn Bỉnh Khiêm
Chân truyền Thần Kinh pháp chư Tiên
Ngọc Thanh Linh bảo quản
Ứng hóa huyền Nguyên Thủy
Vạn chân hoàng củng nội
Hạo kiếp giáng thần tiên
Nước Nam hiện Tiên tri
Linh thông ngàn ứng nghiệm
Giúp Mạc triều hộ quốc
Nam Bắc tổng Chi Chung
Khắp nước Nam tôn sùng
Vang lẫy lừng Bắc quốc
Sắc phong An Nam Lý
Lưỡng Quốc Trạng Trình Tuyền
Nam Quốc Trạng Trình đắc đạo chân nhân, 

hiển linh ứng tấu, 
thấu Nam Tào Bắc Đẩu, 
bảo hộ Nam quốc, 
giúp nhân gian hóa nguy chi nạn kiếp. 
Ban phúc phù công danh. 
Tứ sinh lục đạo hữu cảm tất phù. 
Tam giới thập phương, 
vô cầu bất ứng.
Quốc Công Thần Kinh Thái Ất truyền
Hiểu thấu thiên cơ thông địa lý
Tiên tri linh ứng vang kim cổ
Nhân gian ngưỡng mộ ắt hiển linh
Ban phát tài danh trí tuệ minh
Giúp người Nam Việt không phân thứ
Linh hiển chân nhân tự tại tiên
Nam quốc Trình Tuyền Nguyễn chân nhân, 

hương hỏa tài đạo lưu vạn kiếp, 
khai linh hộ quốc linh ứng thần tiên. 
Đại bi đại nguyện, đại thánh đại từ. 
Linh ứng hóa hiệu, 
phổ độ chúng sinh, 
ức ức kiếp chung. 
Cảm ân thiên địa chi hồng ân, 
hà nhật nguyệt chiếu lâm chi hậu đức. 
Chi ân hữu vạn, 
báo đáp vô nhất. 
Kính cẩn thành tâm hành lễ. 
Tiên Thánh tại đàn tiền, 
cảnh hóa phù hựu đệ nhất tiên tri. 
Nam thiên Tiên Nguyễn chân nhân.

--------------*****--------------

CHUẨN BỊ - HÀNH LỄ

Phần 1: Chuẩn bị
1. Làm sạch sẽ khu vực làm lễ, chuẩn bị ánh sáng ở những vị trí cần thiết như đèn nến.
2. Xem xét các đồ hoa quả, bát đĩa dùng để thắp sắp lễ đã sạch chưa.
3. Chuẩn bị sớ theo nội dung làm lễ.
4. Tư trang và trang phục của những người làm lễ và chủ lễ trang nghiêm và trịnh trọng.
5. Trong biểu văn và khi khấn phải ghi rõ và đọc rõ đồ cúng có những gì. Khi đọc đến tên vị thần nào phải đọc cách ra và cúi lạy.

6. Trước khi làm lễ phải tắm rửa sạch sẽ trước khi hành lễ vì đây là Quan rất lớn.

7. Khi viết tên vào sớ hoặc tên của các vị thần phải tìm dòng Hoàng đạo.
8. Khi cúng luôn phải có bàn thờ Thiên ngoài trời.
9. Mỗi đĩa có thức ăn mặn phải có 1 đôi đũa.
10. Khi cúng phải có bàn thờ Thổ Công trước sân và trong cổng thường sẽ để bên phải (ít nhất phải có một đĩa tiền vàng và được phủ khăn vàng) và có nước, rượu, trà.
11. Khi cúng phải có bàn thờ Thổ Địa ngoài cổng bên phải hoặc hướng mặt trời lên (ít nhất phải có một đĩa tiền vàng phủ khăn vàng lên trước khi hóa) và trà, rượu, nước.
12. Trên mỗi ban của lễ lớn phải có đủ các loại hoa quả rượu, gà, chân giò, rượu, bánh, kẹo, tiền, vàng, nến. Thường đồ mặn để ngay chính giữa. Như vậy mỗi lần cúng phải có trong là chính, ngoài sân và trước cổng. Tiền vàng ngoài sân đều có khăn vàng phủ lên. Góc sân dưới đất là Thổ Công, ngoài cổng là Sơn Thần, Thổ Địa.
13. Ban nào dùng bật lửa hoặc nến riêng ban đó (không dùng lửa lẫn lộn để thắp hương).
14. Không nói chuyện và huyên náo khu vực làm lễ.
15. Mỗi lần lễ thường có ít nhất từ 2 – 4 người phụ lễ hỗ trợ (sắp lễ các nơi, thắp hương, rót mời rượu, mời trà, hóa vàng, mời thần nhận tiền vàng hóa, cùng đọc bài khấn). Người được làm lễ lạy theo người chủ lễ.
16. Khi viết tấu văn phải xưng là đệ tử, nếu người không ở trong đền xưng huyền tu đệ tử, người trong đền xưng là phồn tu đệ tử, những người khác xưng là tín sỹ, tín đồ …

Phần 2: Hành lễ.
1. Dâng hương. Người nào được làm lễ phải trực tiếp thắp hương sau đó cắm hương bằng tay trái theo vị trí do chủ lễ xác định, một lần 3 cây hương to. Không làm quá 3 người cho một lần là tốt nhất, sau khi làm lễ xong xem hương cháy như thế nào để biết đẹp hay xấu (có minh họa riêng).
2. Khi dâng hương có một câu chú chung
Đạo do tâm học
Tâm dạ hương truyền
Tâm tồn để tiến
Chân linh hạ phán
Tiên phối lâm thiên
Kim thần quan cáo
Kinh đạt cửu thiên
3. Sau khi dâng hương rót nước trà vái sau đó đặt vào ban một cách trịnh trọng, tiếp tục rót rượu vào cốc vái đặt vào bàn thờ, rót nước lạnh vào cốc vái đặt vào bàn thờ.
4. Người được làm lễ làm mọi động tác theo chủ lễ: Cúi lạy, vái …
5. Tập trung và thành nguyện với mong muốn cho việc làm lễ của mình.
6. Khi hóa vàng các ban hóa độc lập nhau, khi hóa vàng đọc các câu mời thần đến nhận. Khi hóa các sợi dây buộc các túi và bó tiền cũng phải hóa cùng. Rượu của các ban ngoài sân được tưới lên sau khi hóa vàng.
7. Khi đóng dấu cho sớ có 2 vị trí đóng: Dưới tên mình đóng vào chính giữa và ngày tháng làm lễ đóng ở dưới. Dùng dấu Kinh Sư Bảo.
8. Khi thụ giới xong đã có chức vụ trên thiên đình phải xưng là tấu chức đệ tử.
Đạo Kinh Sư Bảo là chủ giới hóa (Đạo là đại diện cho thần tiên – Kinh là con đường đi – Sư là thần truyền đạt – Bảo là bảo bối).
9. Người được làm lễ cảm ơn và hậu tạ cho chủ lễ và nhà đền.

.............*****.............

TRUYỀN THUYẾT VỀ TRẠNG TRÌNH

Nguyễn Bỉnh Khiêm (chữ Hán: 阮秉謙; 14911585)
Trích Thơ “Thái Bá Tân 17/07/2012” 

Có không ít truyền thuyết
Về Trạng Trình xưa nay.

Nhân tiện xin được kể

Thêm một chuyện thế này.



Hồi học ở Thanh Hóa

Với Bảng nhãn họ Lương,

Ông được thầy rất quí

Vì thông minh khác thường. 



Đến mức trước khi chết

Thầy truyền lại cho ông

Cuốn “Thái Ất” quí giá

Mà thầy đã thuộc lòng.



Cuốn sách rất khó hiểu

Do đạo sĩ Triệu Nga

Rất nổi tiếng Đời Tống

Đúc kết rồi soạn ra.



Thầy có người cùng họ

Làm quan, sống bên Tàu,

Tên là Lương Nhữ Hốt,

Chỗ thân tình từ lâu.



Một lần thầy đi sứ,

Sang gặp lại người này.

Ông cho thầy cuốn sách,

Lưu giữ đến hôm nay.



Thực ra cuốn sách ấy,

Dẫu uyên bác, thông minh,

Bỉnh Khiêm chưa hiểu lắm,

Nhưng luôn giữ bên mình.



Lại nói, rời Thanh Hóa,

Đời loạn, chưa muốn thi, 

Ông theo một hảo hán

Tên là Lý Hưng Chi.



Có lần, khi phiêu bạt,

Cùng vị hảo hán này

Ông vượt qua biên giới,

Sống tạm giữa rừng cây. 



Một sáng nọ, tỉnh dậy,

Ông thấy một ông già

Dáng dị thường, quắc thước,

Cứ lởn vởn quanh nhà.



Ông già ấy, thật lạ,

Cứ nhìn ông chằm chằm,

Tay mân mê bối rối

Chiếc gậy trúc đang cầm,



Nguyễn Bỉnh Khiêm ra hỏi.

Ông đáp: Đi ngang qua

Thấy có luồng khí lạ

Bốc lên từ mái nhà.



Và rằng ông vất vả

Tìm kiếm khắp đó đây

Một cuốn sách rất quí, 

Tìm đã hai năm nay.



Khi ông già được hỏi

Cuốn sách đó là gì,

Ông đáp: Đó là cuốn

“Thái Ất Kinh tiên tri”.



Rằng thầy tôi ngày trước

Đem tặng nó một người

Là sứ thần Đại Việt,

Rồi người ấy qua đời\



Trao nó cho môn đệ.

Giờ tôi tìm người này.

Vì thấy có khí lạ,

Nên tôi đã đến đây.



Người ấy có cuốn sách,

Nhưng cũng chẳng làm gì

Khi không có lời giải

Để hiểu lời tiên tri.



Tôi thì có lời giải,

Thầy trao khi qua đời.

Khi tìm được cuốn sách,

Sẽ có ích hai người.



Nguyễn Bỉnh Khiêm nghe thế,

Liền lẳng lặng vào nhà,

Lấy cuốn sách “Thái Ất”,

Hai tay đưa ông già.



Ông già nhìn thấy nó,

Sụp xuống lạy rất lâu.

Rồi ông chăm chú đọc,

Đọc và giảng từng câu.



Hai người đọc, bàn luận

Bảy ngày bảy đêm dài.

Đọc và hiểu mọi chuyện

Quá khứ và tương lai.



Rồi cả hai vội vã,

Chia tay, người một nơi

Sợ hãi vì phạm thượng

Do hiểu được ý trời.



Ông già lên phương Bắc.

Nguyễn Bỉnh Khiêm một mình

Về nước, thi, đỗ trạng,

Rồi sau thành Trạng Trình.



Có một anh trò giỏi

Đến thăm thầy Trạng Trình.

Hôm ấy ba mươi Tết,

Ông đang ở làng mình.



Hai người đang bàn luận

Về tướng số, tử vi,

Về nhân tình thế thái,

Về sấm ký, tiên tri.



Bỗng ngoài cổng ai đó

Bảo có việc muốn nhờ.

Ông sai anh đầy tớ

Bảo người ấy hẵng chờ.



Rồi thầy trò nhà Trạng

Cùng bấm quẻ tử vi

Để đoán biết người ấy

Sang đây để làm gì.



Cả hai người bốc quẻ,

Trúng “thiết đoản, mộc trường”.

Tức “gỗ dài, sắt ngắn.”

Một quẻ rất bình thường.



“Theo con, người ấy đến

Để hỏi mượn chiếc mai.

Chiếc mai lưỡi sắt ngắn,

Mà cán gỗ lại dài.”



Quan Trạng nghe, liền đáp:

“Theo ý thầy, ông này.

Đến để mượn chiếc búa.

Mời ông ta vào đây.”



Và rồi ông hàng xóm

Bước vào, chào hai người,

Hỏi mượn tạm chiếc búa,

Lúc ra về, mỉm cười.



Thấy học trò ngơ ngác,

Thầy Trạng nói ôn tồn:

“Con bấm quẻ rất khá,

Ta có lời khen con.



Nhưng đúng quẻ chưa đủ,

Còn phải đoán, phải suy.

Hôm nay ba mươi Tết,

Hỏi mượn mai làm gì?



Phải chăng là mượn búa?

Cũng “thiết đoản, mộc trường.”

Để bổ củi, nấu bánh,

Đơn g iản và bình thường.

……………………………………



Nguyễn Bỉnh Khiêm là Trạng,

Một thi nhân diệu kỳ,

Một đại quan chính trực

Và một nhà tiên tri.



Ông sinh ở Vĩnh Lại,

Nay Vĩnh Bảo, Hải Phòng.

Đúng vào thời thịnh trị

Của vua Lê Thánh Tông.



Tên thật Nguyễn Văn Đạt,

Hiệu Cư Sĩ Bạch Vân,

Mẹ là Nhữ Thị Thục,

Giỏi tướng số, thơ văn.



Bà là con quan lớn,

Khó tính khi kén chồng,

Mãi đến lúc luống tuổi

Mới chịu lấy cha ông,



Tức là Nguyễn Văn Định,

Tài năng loại thường thường,

Có tướng sinh quí tử,

Sau dễ thành đế vương.



Để con thành hoàng đế,

Bà đã bắt bố ông

Mười hai giờ đêm ấy

Mới được vào động phòng. 



Bố ông, chắc nóng vội,

Vào sớm hơn ít nhiều,

Nên con bà, thật tiếc

Chỉ đại thần trong triều.



Sau chuyện ấy, bà giận,

Về với bố mẹ mình,

Rồi lấy ông chồng khác,

Rồi tính giờ, năm sinh,



Bà sinh được Trạng nữa,

Lại Lưỡng Quốc Trạng Nguyên,

Trạng Bùng, Mai Nham Tử,

Phùng Khắc Khoan, đại hiền. 



Nguyễn Bỉnh Khiêm từ nhỏ

Được bà mẹ cầu kỳ

Dạy đến nơi đến chốn,

Không sót một môn gì.



Về sau, khi khôn lớn,

Tìm thầy tận xứ Thanh,

Lương Đắc Bằng, bảng nhãn,

Hoàn thiện sự học hành.



Người viết: Thái Bá Tân 17/07/2012 



Từ quan, gửi thượng thư bộ lại Kế Khê Bá



Đếm tuổi, bây giờ quá bẩy mươi.

Hơi muộn từ quan, thẹn với đời.

Không tham vàng bạc, không ham chức.

Tiếc không tài giỏi được như người.

Mong ông gắng sức phò vua, nước.

Riêng tôi sống ẩn, cứ chê cười.

Cùng ngước nhìn lên, sao Lão Thọ
Đang chiếu trời Nam, sáng khắp trời.
Trích Thơ “Thái Bá Tân 17/07/2012”

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét