Thứ Năm, 17 tháng 1, 2013

Các thời đại lịch sử Việt Nam 越南神仙


越南神仙


CÁC THỜI ĐẠI LỊCH SỬ VIỆT NAM


I- THƯỢNG CỔ THỜI ĐẠI 
Giả thuyết sau được nhiều sách vở nhắc đến:
Khởi đầu từ vùng hạ lưu sông Dương Tử nước Trung Hoa, nước Việt bị nước Sở đánh chiếm. Người nước Việt chạy xuống miền nam Trung Hoa chia thành nhiều nhóm gọi là Bách Việt. Các nhóm này dần dần đồng hóa với người Trung Hoa. Riêng nhóm Lạc Việt xuống đến miền Bắc Việt Nam ngày nay lập nghiệp rồi từ đó mở mang bờ cõi về phía nam để lập ra nước Việt Nam ngày nay.

1- Họ Hồng Bàng (2879-258 trước Công Nguyên), quốc hiệu là Văn Lang.
Sử cũ của ta có truyền thuyết về họ Hồng Bàng như sau: Nguyên xưa, vua Đế Minh, cháu ba đời của Viêm đế Thần Nông, đi tuần sang Nam, đến Ngũ Lĩnh thuộc tỉnh Hồ Nam, lấy Vụ tiên nữ, sinh con trai là Lộc Tục, sau đó phong cho làm vua thống trị phương Nam. Lộc Tục lên ngôi với hiệu là Kinh Dương Vương đặt tên nước là Xích Quỷ. Kinh Dương Vương lấy con gái Động Đình Quân là Long-Nữ sinh ra con là Sùng Lãm, gọi là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân lấy con gái vua Đế Lai là bà Âu Cơ, sinh ra một bọc trăm trứng nở ra một trăm đứa con trai, nửa theo mẹ lên núi, nửa theo cha xuống biển Nam Hải, vì mẹ là giống Tiên và cha là giống Rồng, do đó có giống Bách Việt rải rác khắp miền nam Trung Quốc. Họ Hồng Bàng kể từ Kinh Dương Vương làm vua nước Việt đầu tiên. Nước Việt bấy giờ gọi là Văn Lang.

Lãnh thổ Văn Lang bấy giờ gồm Bắc Việt và 3 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh ngày nay.

Nước được chia ra làm 15 bộ, có các quan văn gọi là Lạc Hầu và quan võ gọi là Lạc Tướng cai trị. Trên hết có vua, xưng là Hùng Vương. Con trai vua gọi là Quan Lang, con gái vua gọi là Mỵ Nương.

VÀ trải qua 18 đời Hùng Vương và rất nhiều triều đại lịch sử của Việt Nam. Tục lệ cổ truyền của người dân Việt Nam trải qua nhiều chiến tranh và biến động nhưng vẫn lưu lại cho con cháu nước Nam dòng dõi Rồng Tiên còn giữ được.
1. Thờ phụng trời đất
2. Thờ phụng các cụ tổ tiên.
Thờ trời đất. Trên trời thờ các vị thần tiên bảo hộ cho con người như: Cầu mưa, cầu mưa gió thuận hòa, con người bình an tránh nạn kiếp binh đao.
Tục lệ cổ của người dân việt . Tục thờ tổ tiên
Tục thờ thổ địa, cầu đất bình an
Tục thờ thành hoàng.Cầu xã tắc, dân an nước thịnh
Tục thờ thổ công táo vương bảo hộ gia tiên.
Tục thờ hậu thổ long mạch phúc lai.
Các ngày lễ tết ví dụ: Tết nguyên đán, thượng nguyên, rằm tháng giêng, tết mùng ba tháng ba, mùng mười tháng mười và rất nhiều các ngày sinh nhật của các vị thần tiên. Con người cầu ước vọng sức khỏe, tiền tài và danh vọng.
Ví dụ: xem ngày giờ xin thần tiên( Đổng Công chọn ngày )
Xem tử vi xin thần tiên (Tử Vi Đại Đế )
An táng mồ mả (Thất Tinh Bắc Đẩu)
Xin con (Xin Thánh Mẫu Tặng Con)
Xin làm nhả bán đất (Thổ Địa Công)
Xin trấn trạch (Táo Vương Thiên Đình)
Cầu cho người mất siêu an (Thành Hoàng, Thổ Địa)
Cầu công danh (Đức Thánh Trần, Thần Tài)
Cầu khỏi bệnh (Tiên Y Hải Thượng Lãn Ông, Dược Vương Thiên Y) 
...
Và rất nhiều phong tục cổ đại của người dân việt là văn hóa lâu đời nét đẹp của dòng dõi thần tiên mà chỉ có con người
con rồng cháu tiên tích tụ và nung kết nhưng tinh hoa của trời đất thần tiên, nhân gian nói rằng đẹp như tiên, sướng cũng như tiên
nhiều tiền như tiên. Tiên du là tiên nói chung đều nhắc đến thần tiên.
Sau đây là một số hình ảnh các vị thần tiên nhân gian thường cúng lễ hàng ngày nhưng cũng rất nhiều người không hiểu các vị thần này
hàng ngày mình cầu lễ mà không biết đó là thần tiên.


Ấn vào hình để xem hình to hơn



Tên: phong tuc le cung to tien ngan xua.jpg

Xem: 7

KT : 644,9 KB

ID : 809









Ấn vào hình để xem hình to hơn



Tên: phong tuc le cung to tien ngan xua22.jpg

Xem: 7

KT : 795,9 KB

ID : 810




Ấn vào hình để xem hình to hơn



Tên: tho dia giac mong chan kinh.jpg

Xem: 7

KT : 761,2 KB

ID : 801

Phúc Đức Chính Thần

(Thổ Địa Công )

Thổ Địa là vị thần thủ hộ về đất đai nhà ở.
Danh xưng chính thức của Ngài là 
Phúc Đức Chính Thần . 
Trong dân gian còn xưng 
Hậu Thổ, 
Xã Thần, 
Xã Công, 
Bá Công, 
Thổ Địa 
hoặc Phúc Thần . 

Ở các nơi thờ phụng ngoài trời hay Miếu Vũ thì tôn xưng là Phúc Đức Chính Thần.
*Theo truyền thuyết thì Thần Hậu Thổ 
là vị chưởng quản hết tất cả đất đai chung cả nước, vậy Thổ Địa Công là vị coi sóc vùng đất nhỏ của địa phương nào đó. 
Phàm người lúc sống mà có công đức với vùng đất nào đó, thì khi chết được phong làm Thần Thổ Địa. Sở dĩ Thổ Địa được tôn xưng là Phúc Đức Chính Thần 
là vì lúc xưa, các tụ lạc gọi là Xã và
gọi thần 
Thổ Địa là Xã Công. Xã Công 
cũng gọi là Thổ Địa Công và Thổ Địa Bà. 
Đó là vị thần tượng trưng cho đạo nghĩa của đất nước. Vì thế, 
Thổ Địa là vị thần đứng đầu trong hàng các thần được thờ cúng.
trước khi vào vụ trồng cấy, cúng vái Thổ Địa phù hộ cho trúng mùa, đến lúc thu hoạch thì cúng Thổ Địa để tạ ơn được mùa. 
Lần đầu cúng gọi là Xuân kỳ, 
lần sau cúng gọi là Thu báo.
*Trong dân gian, ngoài việc thờ 
Thổ Địa Công làm thần đất, còn thờ thêm Tài Thần và Phúc Thần, vì dân gian tin rằng, 
có đất là có tiền, 

Thổ Địa Công được các thương gia tôn làm thần thủ hộ.
,Ngài ngoài chức trách giúp cho nông dân trúng mùa, còn thêm chức năng trấn yểm quỉ thần, giải trừ xua đuổi ác ma. Vì thế, dân gian hay đến miếu để thỉnh Ngài về nhà trừ tà ma yêu quái. 
thờ Ngũ Thần trong đó có Thổ Địa Công. 
Còn nhà nào không thờ Thổ Địa thì mỗi tháng vào ngày mùng hai và mười sáu. Bày hương án ra trước cửa cúng vái Thổ Địa Công, 
tập quán cúng Thổ Địa vào hai ngày sau ngày sóc (mùng 1) và ngày vọng (ngày rằm) 
(tức là ngày mùng 2 và ngày 16) 
*Hình tượng thờ Thổ Địa thường là một vị đầu đội mão, hai bên mão có hai tua phủ xuống đến vai. Mặt vuông mà đầy đặn, hai mắt hơi híp, tóc bạc râu dài bạc, dáng dấp hiền hòa dễ thương. Mình ngồi ghế thái sư, tay phải cầm ngọc như ý hoặc cầm trượng, tay trái nắm khối vàng, hai vai là đầu và đuôi rồng thêu trên áo lộ ra, bụng to nổi lên rất đẹp, hai chân buông xuống theo thế tự nhiên. Trong ý tưởng của dân gian hai âm phúc (bụng) và phúc (trong phúc đức) là giống nhau, cho nên người ta dùng hình tượng bụng to để nói lên sự được phúc lớn.
. Do đó, người ta tưởng nhớ đến lòng tốt của Phúc Đức thêm nhiều, và miếu thờ của Ngài trở thành Miếu Thờ Phúc Đức Chính Thần.


Truyền thuyết, 
Trước kia có một vị quan thượng đại phu ở triều đình, trong nhà có một tên đày tớ họ Trương tên Minh Đức. Người con gái nhỏ của quan đại phụ nhớ cha, nhờ người đày tớ họ Trương này ẳm đi thăm cha. 

Nhưng trên đường xa, ngày nọ bổng trời đổ tuyết xuống rất nhiều, đứa con gái nhỏ sắp chết cóng, nhưng nhờ họ Trương xả thân lấy hết quần áo ủ ấm cho bé gái thoát chết, còn bản thân anh ta thì bị chết vì lạnh lúc quay trở về nhà. 
Khi người nghĩa bộc vừa chết, trên không trung bổng hiện ra tám chữ Nam Thiên Môn Đại Tiên Phúc Đức Thần. Mọi người lấy làm kinh dị, cho rằng thiên đình đã phong chức cho người nghĩa bộc. Còn vị quan đại phu cảm niệm ơn đức cứu mạng con mình, đã cho xây Miếu Thờ. được người đời tặng là Hậu Thổ, cho nên Thổ Địa Công mới có danh hiệu Phúc Đức Chính Thần.


Theo phong tục cổ đại trong đạo tiên.nhân gian làm nhà cửa hoặc động thổ đều khấn mời Ngũ Kỷ và khi về nhà nhập trạch không thể thiếu năm vị thần trong đạo gia.đó là:
Ngũ kỷ của tổ tiên 
Ngũ kỷ gồm:

-
Mộc là thần Câu Mang, cúng để giữ nhà, 
-Hỏa là thần Chúc Dung, cúng để giữ bếp, 
-Thổ là Hậu Thổ, cúng thần Trung Lựu 
-Kim là thần Nhục Thu, cúng để giữ cửa, 
-Thủy là thần Huyền Minh, cúng để giữ giếng
Trên đây là năm vị thần quan trọng nhất giữ và hộ mệnh cho con người.nhà ở có động hay đất tốt bình an đều là do các vị bảo hộ.Tiền bạc và công danh đều do các vị thần này mang lại.Mỗi khi nhà ở bị động long mạch.khi hoàn long mạch đều phải khấn Ngũ Kỷ.và khi nhà có người quá cố qua đời,đều khấn thổ địa Ngũ Kỷ và báo với Thành Hoàng để cắt hộ khẩu trên dương gian của người đã mất.chuyển giấy thông hành xuống địa phủ.
Trẻ nhỏ sơ sinh.khi sinh ra cũng báo với Thổ Địa,Thành Hoàng.gia tiên,Táo Vương đứa trẻ sẽ có tên trên thiên đình sau này tránh được nạn kiếp,sống lâu danh chức và tài lộc thịnh vượng. 
Thổ Địa Công đã từ thần đất hóa thành thần người, biểu lộ tinh thần Trời người hợp một 
. Bởi vì Ngài là Phúc Thần, Tài Thần mang lại sự phồn vinh giàu có cho mọi người, niềm tin về Ngài có lẽ mãi mãi không bao giờ mất.


*Hàng năm vào ngày mùng hai tháng hai âm lịch (Xuân Kì) và ngày rằm tháng tám (Thu Kì) . chúng ta nên cúng tế Thổ Địa Công để cảm tạ ân đức của Ngài.

*Ngày thánh đản chính thức của Phúc Đức Chính Thần là ngày mùng hai tháng hai âm lịch.




Ấn vào hình để xem hình to hơn



Tên: KHAN LE TIEN THANH VIET NAM.jpg

Xem: 8

KT : 647,4 KB

ID : 811



Ấn vào hình để xem hình to hơn



Tên: thanh hoang dai vuong chan kinh quyen 1.jpg

Xem: 7

KT : 660,8 KB

ID : 803




Ấn vào hình để xem hình to hơn



Tên: than y tien thuat.jpg

Xem: 8

KT : 559,1 KB

ID : 812




Ấn vào hình để xem hình to hơn



Tên: thanh hoang dai vuong chan kinh quyen 2.jpg

Xem: 7

KT : 794,1 KB

ID : 804




Ấn vào hình để xem hình to hơn



Tên: TRIEU DAN TIEP LINH.jpg

Xem: 8

KT : 671,6 KB

ID : 813



THÀNH HOÀNG

Hai chữ Thành Hoàng ngĩa làThần bảo vệ thành xã hay là Thần hộ vệ thành. Nhiệm vụ của Thành Hoàng là bảo hộ cư dân khi bị thiên tai hay loạn lạc, 
là Thủ Hộ Thần của thành thị. Về sau , 
trải qua nhiều thời đại, Thành Hoàng được thêm những nhiệm vụ khác như:-
cầu mưa, cầu tạnh ráo, ban phúc, giải trừ tai nạn v.v… hình thành ông quan cai quản địa phương, 
thưởng thiện phạt ác, là ông quan do Minh Phủ phái đến dương gian để cai quản dân tình.
*Trong con mắt cùa nhân gian, Thành Hoàng Gia là vị Pháp Quan của cõi âm, 
có thể bổ sung cho những thiếu sót của Pháp Quan dương thế. Do đó mà được bá tính sùng kính thờ phụng.
Điều sùng bái trước tiên là tất cả những gì liên quan đến sinh hoạt của nhân gian địa phương đều có thần chứng giám, tỏ biết hết. 
Thành Hoàng cũng có khả năng bảo hộ tính mệnh và tài sản của dân làng.
Và nhân gian thường gọi.Thành Hoàng chữa bệnh.
Vì những người bệnh lâu ngày thương ra làm lễ cầu nhanh khỏi bệnh,những ai bị mất của có thể ra kêu nhờ Thành Hoàng trợ giúp.vì mỗi ngày có 18 vị thần ghi chép công tội họa phúc tại miếu.
Những người bị oan đêm có thể xin mở cửa miếu nhờ Thành Hoàng phúc dạ thẩm.
Những người chết đều phải đến xin giấy thông hành mới có thể xuống địa phủ.
Những người chết nơi đất khách quê người nếu không được Thành Hoàng cấp giấy thì không trở về được quê hương mà mãi mãi làm quỷ phiêu lạc nơi xứ người không có cơ hội đi đầu thai. 
-Vị Thành Hoàng cai quản cả nước thì phong làm 
Thiên Hạ Đô Thành Hoàng,có chức Vương, 
-Vị Thành Hoàng cai quản một tỉnh thì phong làm
Đô Thành Hoàng, cũng ở chức Vương
-Vị Thành Hoàng cai quản một Phủ thì phong làm 
Phủ Thành Hoàng, có chức Công, 
-Vị Thành Hoàng cai quản một châu thì phong làm 
Châu Thành Hoàng, có chức Hầu, xưng là Linh Ứng Hầu hoặc Tuy Tĩnh Công, 
-Vị Thành Hoàng cai quản một huyện thì phong làm Huyện Thành Hoàng, có chức Bá, xưng là Hiển Hữu Bá.

*Thành Hoàng Gia đã là một vị quan địa phương thuộc U Minh Giới, dĩ nhiên phải có nhiều cơ quan và thuộc hạ giúp việc, kể cả tư pháp và cảnh sát nữa. Theo truyền thống, các bộ ty của Thành Hoàng gồm:

-Diên Thọ Ty (coi về tuổi thọ)
-Tốc Báo Ty (báo cáo nhanh)
-Củ Sát Ty (quan sát theo dõi)
-Tưởng Thiện Ty (ban thưởng người, việc lành)
-Phạt Ác Ty (trừng phạt kẻ, việc ác)
-Tăng Lộc Ty (ban cho phúc lộc)


Thông thường xưng là Lục Quan hoặc Lục Thần Gia. 
Chức năng và danh xưng của các Ty này tương đồng với thế gian.

Ngoài các Ty, còn có hai 
Phán Quan Văn và 
Phán Quan Võ, cùng với 
Ông Ngưu, Ông Mã,
ÔngGông Cùm, 
Ông Xiềng Xích 

là bốn vị Gia Gia. 

Bên cạnh còn có hai vị Tướng Quân có vai trò quan trọng tên là Phạm Vô Cứu(có tội miễn xét xử) và 

Tạ Tất An (cúng tạ được bình an) mà dân gian tôn xưng là Tạ thất gia 
 Phạm bát gia, hai vị nàylàm trợ lý cho Thành Hoàng trong việc trừng gian trừ ác..

*Thành Hoàng Gia là vị quan cõi âm của địa phương, theo truyền thuyết thì vào các ngày Thanh Minh, 
Trung Nguyên (15/7), 
Hạ Nguyên (15/10), 
Thành Hoàng Gia sẽ đi tuần tra, nên dân gian tổ chức các buổi lễ Nghênh Thần hay Xuất Hội để cúng bái Thành Hoàng , sẽ được Ngài ban phúc lộc và bảo hộ bình an.

*Thất Gia Bát Gia

Các Miếu thờ Thành Hoàng 
không thể thiếu hai vị 
Thất Gia 
Bát Gia. 
Bởi vì, mỗi khi Thành Hoàng xuất hội, công việc. Thất Gia, Bát Gia còn gọi là 
Trường Gia, 
Đoản Gia (Cao Gia, Nụy Gia), 
cũng gọi là hai quỷ 
Hắc Bạch Vô Thường . 
Tập quán dân gian thì tôn xưng là 
Tạ Tướng Quân 
Phạm Tướng Quân, 

có nhiệm vụ bắt giải các phạm nhân đưa đến trước mặt Thành Hoàng để Ngài phán xét.
*Thất Gia họ Tạ tên Tất An, có thân cao, gò má đen, dân gian gọi là
Hắc Vô Thường. 

Bát Gia họ Phạm tên Vô Cứu, 
vì thân hình lùn thấp, gò má trắng nên dân gian gọi là 

Bạch Vô Thường.


*Có người lại giải thích, tạ tất an là bị bệnh cúng tạ Thành Hoàng thì được lành, còn phạm vô cứu là đã gây tội thì không người nào cứu được 
*Âm Dương Ty Công

Âm Dương Ty Công , là bộ hạ của THÀNH HOÀNG gia, thân thể tự chia ra hai phần đen và trắng, hình dạng khiến trông thấy phải khiếp sợ, trừ điều ác giúp điều lành. 

Âm Dương Ty Công coi sóc về thưởng công hay trị tội của dân gian, cùng quản lý các hồn ma quỷ trong địa phương mình.


*Tướng lạ của Ngài là gò má bên trắng bên đen, thần khí mạnh mẽ khiến người nhìn thấy không lạnh mà run, lòng sinh e dè sợ sệt. Sự hiện diện của Ngài góp phần duy xã đạo đức tốt đẹp và hạn chế bớt những hành động sai phạm của dân gian.
Đa số thì Âm Dương Ty Công được thờ chung trong Miếu Thành Hoàng . Một số nơi có xây miếu riêng để thờ.



*Văn Phán Quan Vũ Phán Quan


Văn Phán Quan phụ trách đúc kết hành động , việc làm thiện ác của nhân dân và tuổi thọ của mỗi người, sau đó, ghi chép thành sổ sách, gọi là
Phán Quyết Thư.Vũ Phán Quan 
căn cứ vào 
phán quyết của Văn Phán Quan 
để thực hiện việc trị tội kẻ ác.


Tướng dạng của Văn Phán Quan thì nho nhã, 
tay cầm bút và sổ sách định đoạt mệnh vận của hồn ma quỷ. 
Vũ Phán Quan tay cầm lang nha bổng (gậy răng sói) , mặt mày dữ dằn thể hiện năng lực phạt ác trong dân gian.



Ấn vào hình để xem hình to hơn



Tên: BAT MON THAN KHOA.jpg

Xem: 7

KT : 583,6 KB

ID : 814




Ấn vào hình để xem hình to hơn



Tên: trieu khang tiet than toan.jpg

Xem: 8

KT : 297,2 KB

ID : 815




Ấn vào hình để xem hình to hơn



Tên: STANDART ki mon don giap.jpg

Xem: 7

KT : 348,7 KB

ID : 816







Tên:  TEEE_2.JPG

Xem: 92

KT:  171,7 KB





Ấn vào hình để xem hình to hơn



Tên: than cu ngu tren co the con nguoi.jpg

Xem: 7

KT : 576,8 KB

ID : 808

Táo Vương Gia




Đông Trù Tư Mệnh Cửu Linh Nguyên Vương
Định Phúc Thần Quân


Táo Thần nếu gọi đầy đủ là :-
Đông Trù Tư Mệnh Cửu Linh Nguyên Vương Định Phúc Thần Quân, Táo Quân, 
Táo Quân CôngTư Mệnh Chân QuânCửu Thiên Đông Trù Yên Chủ Hộ Trạch Thiên Tôn 
Táo Vương, Ngài là Táo Vương Gia. thần của nhà bếp. 
Ngọc Đế sắc phong cho Ngài là
Ngọc Thanh Phụ Tướng Cửu Thiên Đông Trù Tư Mệnh Táo Vương Chân Quân. 
có hiệu Đông Trù Tư Mệnh Định Phúc Chân Quân
Cửu Thiên Tư Mệnh Hộ Trạch Thiên Tôn. Đông trù là chỉ chung cho tất cả các nhà bếp.

*Thờ Táo Thần là một tập quán có từ xa xưa của nước ta dân gian đã thờ phượng rộng khắp. 

Trong sách Chu Lễ đã ghi tên Ngài Tử Lê ở Dụ Tỏa là Táo Thần rồi. thờ phụng. Gồm:- 
Môn Thần(thần giữ cửa nhà), 
Tỉnh Thần (thần giếng),
Xí Thần (thần nhà cầu), 
Thần Trung Lựu (giữ nhà) và 
Táo Thần
. Năm vị thần linh này phụ trách việc gìn giữ sự bình an hạnh phúc cho một gia đình, thuộc về thần gia đình. Cho nên, tại các đình miếu không thờ Táo Thần, nên không thấy miếu đình nào có chỗ thờ Táo Thần cả.
Đông Trù Tư Mệnh Định Phúc Táo Quân Chi Thần Vị 
hay Định Phúc táo Quân. 
Hai bên có hai câu liễn:- 
Thượng thiên ngôn hảo sự--
Hạ giới bảo bình an 
(Lên trời tâu việc tốt—Xuống phàm hộ bình an
Thường thì vẽ hình hai vợ chồng gọi là 
Táo Vương Gia (ông vua táo) 
và Táo Vương Mẫu Mẫu (mẹ táo). Lại có những nơi chỉ họa một vị thôi, gọi là Độc Tọa táo Vương (một vua Táo ngồi).

Từ lúc Đạo giáo hưng thịnh, thì họ cho rằng Táo Thần ở trên Cửu Thiên giữ sổ sách xuất sinh của con người , nên tôn là Cửu Thiên Tư Mệnh Chân Quân.
*Sinh nhật hàng năm của Tư Mệnh Táo Quân là ngày mùng ba tháng tám, dân gian có tục cúng Ngài bằng mì chay và trà, đốt giấy tiền vàng bạc.
Táo Thần là vị nào ? 
*Có thuyết lại cho rằng , Ông Táo chính là Viêm Đế thuộc họ Thần Nông khi xưa, chết được Ngọc Đế phong làm Táo Thần. Trong sách Hoài nam Tử ghi Viêm Đế giữ chức Hỏa Quan, chết làm Táo Thần.
đã dạy người kéo cây lấy lửa.
đời Tam Hoàng Ngũ Đế. Sách Chu Ký viết:

, Ngài có hai vị phụ tá, 

một vị là Thiện Quán (xem xét việc tốt),

một vị là Ác Quán (xem xét việc xấu) 

của con người để ghi chép lại. 
cuối năm tổng kết cho Táo Quân về tấu với NGỌC HOÀNG ĐẠI ĐẾ . Ngày hai mươi bốn tháng chạp (12) thì Táo Thần sẽ lìa thế gian trở về thiên đình để tâu thiện ác của mỗi nhà trong năm đó. Cho nên, dân gian có tục Đưa Ông Táo vào chiều ngày 23 tháng chạp.

*Trong sách Kính Táo Toàn Thư nói, 
Táo Thần hưởng nhang khói của một nhà, gìn giữ sức khỏe cho người trong gia đình, theo dõi việc thiện ác của nhà đó, tâu xãnh công hay tội của nhà đó (thụ nhất gia hương hỏa, bảo nhất gia khang thái, sát nhất gia thiện ác, tấu nhất gia công quá) . Theo thuyết nói rằng, nếu bị Táo Thần cử tội lên thì NGỌC HOÀNG ĐẠI ĐẾ giảm thọ cho người đó, nếu nặng thì bị giảm thọ ba trăm ngày, nhẹ thì giảm thọ một trăm ngày.
(Táo Quân Đường)
*Việc cúng tiễn Táo Thần: 
Quan tam, 
dân tứ, 
đặng gia ngũ.
Quan là chỉ cho những nhà quan chức quyền quí, tập quán cúng tiễn vào ngày 23.
Dân là chỉ cho bá tính bình thường, cúng tiễn ngày 24.
Đặng gia là chỉ cho giới cao cấp thượng lưu, cúng tiễn ngày 25.
Nhưng thường trong dân gian lại dùng ngày 23 để cúng tiễn, là vì hy vọng lấy hơi quan để nhà mình được phát đạt.

-Phẩm vật để cúng tế Táo Thần thường là những thức vừa ngọt vừa dẻo như là:- dưa hấu, kẹo mạch nha, kẹo kéo, …, khi Táo Thần về trời chỉ tâu những điều tốt lành ngọt ngào của người nhà thôi ! Thế nên có câu:-
Ngật điềm điềm—
Thuyết hảo thoại (ăn ngọt ngọt, nói việc tốt)
và câu:- Hảo thoại truyền thượng thiên—Hoại thoại đâu nhất biên (Nói tốt xãnh lên trời, việc xấu tránh qua bên). Ngoài ra, cũng để trám miệng ông Táo, người ta cũng thường cho ông uống một loại rượu đặc sản, dùng riêng cúng ông Táo, gọi là 
Túy Tư Mệnh ( ông Táo say). Mục đích là cho ông Táo say mèm, quên đầu quên đuôi, chẳng nhớ gì mà tâu xãnh !!! Do đó, cúng tế Táo Thần có ý nghĩa là cầu phúc tránh họa vậy.

đến trước bàn thờ ông Táo van vái:- Thượng thiên ngôn hảo sự--Hồi cung giáng bình an (lên trời tâu việc tốt—trở về hộ bình an), đại khái là những lời vái như thế , ý cầu xin Ngài đừng tâu việc xấu và khi trở về phù hộ độ xã cho toàn gia đình được bình an may mắn, tránh khỏi những việc không hay cho gia đình mình.

*Sau lễ tiễn đưa ông Táo rồi, đến ngày mùng bốn tháng giêng phải nhớ làm lễ rước Ngài về. 
(có nơi cúng vào đêm giao thừa) gọi là lễ Tiếp Táo hay Tiếp Thần (đón thần Táo). Lễ này rất đơn giản, treo hình tượng mới của Táo Quân và hình con ngựa mới, tượng trưng là Ngài đã trở về đến nhà, trấn thủ trong gia đình để tiếp tục phù hộ và giám sát việc thiện ác.

*Việc đưa tiễn Ông Táo thì không nên làm trước ngày 14 tháng chạp, chọn được ngày tốt theo lịch Thông Thắng (ngày nào có ghi nên:- tế lễ, cầu phúc là được. Hoặc là chọn ngày có Thiên đức, Nguyệt đức, Tam hợp, Thiên hỉ …)

*PHẨM VẬT CÚNG TẾ:- Gồm có:-

- 3 cây nhang trầm hương hoặc hổ phách (loại nhangnàycó mùi thơm đậm,cúng thần rất tốt, truyền thuyết nói rằng mùi thơm của nó có thể bay thấu lên trời)
- 3 chung rượu hâm nóng (vì trời lạnh)
- 2 cây đèn cầy đỏ
- 3 chung hồng trà
- 3 đôi đũa
- 3 cái chén
- 1 dĩa rau
- 8 miếng mức hoặc một bình mạch nha.
- 8 dĩa trái cây hay đường miếng (phương đường)
- 1 khổ thịt luộc 
(
nếu là Phật tử cúng thần tiên.thì miễn cúng thịt, giới sát vì rất nhiều phật tử thường niệm phật nhưng đều khấn cầu thần tiên)
- 8 miếng xôi vị (thang hoàn (tương truyền khi ông Táo ăn xôi vị thì tiếng nói không còn trong trẻo, nên Ngài ngại không dám nói nhiều để tâu xãnh Ngọc Hoàng)
- áo mão Táo Quân, giấy tiền vàng bạc , giấy vàng khối …

*Nghi thức cúng:-

- bày phẩm vật trước bàn thờ Táo Quân.
- đốt đèn, xá ba xá, cặm đèn lên bàn.
- đốt nhang, xá ba xá cắm lên lư hương
-quì xuống chấp tay lên ngực, miệng khấn vái ba ý:- cảm tạ ơn Ngài phù hộ suốt năm ----
Kính tiễn Ngài về trời (đừng tâu việc xấu)---Khi trở về xin phù hộ sức khỏe dồi dào, công việc làm ăn thuận lợi v.v…
- ở chỗ lư hương có đặt miếng đường hoặc miếng nhỏ xôi vị
- đốt áo mã và giấy tiền vàng bạc như trên…
-Bàn thờ Táo Quân phải ở chỗ khang trang, sạch sẽ, cao hơn đầu mình. Cung kính lễ bái theo ý kỉnh thần như thần tại thì Ngài Định Phúc Táo Quân mới phù hộ độ xã cho bản thân và gia đình được bình an mạnh khỏe, tăng long phúc thọ.




Ấn vào hình để xem hình to hơn



Tên: Af_Hoang Thien Hau Tho.jpg

Xem: 7

KT : 815,3 KB

ID : 806



Ấn vào hình để xem hình to hơn



Tên: LONG VUONG UYEN VU CHAN KINH 1.jpg

Xem: 7

KT : 819,9 KB

ID : 817




Ấn vào hình để xem hình to hơn



Tên: LONG VUONG DAI VU CHAN KINH 2.jpg

Xem: 7

KT : 809,9 KB

ID : 818





Ấn vào hình để xem hình to hơn



Tên: dao sy hanh le cac khoa tau thien.jpg

Xem: 7

KT : 422,3 KB

ID : 807

HẬU THỔ



Thổ Hoàng là vị Địa Thần của Đạo Giáo Thần Tiên
Thời cổ đại có địa thần gọi là HẬU THỔ, có chức năng về quyền tạo ra muôn vật, làm nên vẻ đẹp của núi sông .


Trong Đạo Giáo Thần Tiên.Hậu Thổ là vị tôn thần thuộc về Tứ Ngự trong hệ Tam Thanh. Danh hiệu đầy đủ của Ngài là :-Thừa Thiên Hiệu Pháp Hậu Đức Quang Đại Hậu Thổ Hoàng Địa Kì. 
phân định các thiên giới (cõi trời) nơi cư ngụ của các vị Thần Tiên rất rõ ràng.
sách Vô Thượng Bí Yếu 
có phần Tam Giới Phẩm , 
chia thiện phận ra làm :- 
dục giới, sắc giới và vô sắc giới. 

Có hai mươi tám Trời của dục và sắc giới, cộng với bốn Trời của vô sắc giới thành ra tổng cộng là ba mươi hai Trời.
-Trong Độ Nhân Kinh cũng nói là 
ba mươi hai Trời, nhưng bốn phương Đông, Tây, Nam, Bắc mỗi phương có tám Trời, cộng thành ba mươi hai.


Nghiêm Đông Chú nói:- 
Mỗi phương có tám Trời, cộng là ba mươi hai. 
Lại có Ba Thiên La
Đời Đường thì có sách 
Đại La Thiên Di Phúc Tam Thanh Chi Thượng 
cho là có ba mươi sáu Trời.
Mỗi Trời đều có vị Thiên Đế (vua trời).
-Theo ứng của Trời&Đất , 
Đạo Giáo Thần Tiên phân chia, 
trên thì có ba mươi sáu Trời,
dưới thì có ba mươi sáu Đất.

Trên thì có Thiên Đế, 
dưới thì có THỔ HOÀNG vậy., 
Thổ Hoàng là vị quản lý tất cả những Thổ Địa các nơi.


Trong sách
Động Huyền Linh Bảo Hà Đồ Ngưỡng 
Tạ Tam Thập Lục Thổ Hoàng 
Trai Nghi (nghi lễ cúng tạ 36 Thổ Hoàng) có nói :- 

Theo pháp Động Thần,
lập đàn phải có bài vị tượng trưng cho
36 Trời, đốt hương, đèn ứng với 
36 Đất.



-Theo sách :- Động Huyền Linh Bảo Hà Đồ Ngưỡng Tạ Tam Thập Lục Thổ Hoàng Trai Nghi có nói:-

1/-Lũy thứ nhất sắc đất ruộng tươi nhuận,
vị Đệ nhất Thổ Hoàng họ Tần, tên húy là Hiếu Cảnh Xuân
-vị Đệ nhị Thổ Hoàng họ Hoàng tên húy là Xương Thượng Văn
-vị Đệ tam Thổ Hoàng họ Thanh tên húy là Huyền Văn Cơ
-vị Đệ tứ Thổ Hoàng họ Phỉ tên húy là Trung Trận Hoàng



2/- Lũy thứ hai đất khô cứng như gang, 

vị Đệ ngũ Thổ Hoàng họ Tuất tên húy Thần Văn Quang
-vị Đệ lục Thổ Hoàng họ Úc tên húy Hoàng Mẫu Sinh
-vị Đệ thất Thổ Hoàng họ Huyền tên húy Càn Đức Duy
-vị Đệ bát Thổ Hoàng họ Trưởng tên húy Hoàng Minh



3/-Lũy thứ ba đất sáp đá ong ,

vị Đệ cửu Thổ Hoàng họ Trương tên húy Duy Thần
-vị Đệ thập Thổ Hoàng họ Chu tên húy Bá Thượng Nhân
-vị Đệ thập nhất Thổ Hoàng họ Chu tên húy Minh Xa Tử

-vị Đệ thập nhị Thổ Hoàng họ Canh tên húy Văn Kính Sĩ


4/- Lũy thứ tư đất đầm lầy , 
vị Đệ thập tam Thổ Hoàng họ Giả tên húy Vân Tử Cao
-vị Đệ thập tứ Thổ Hoàng họ Tạ tên húy Bá Vô Nguyên
-vị Đệ thập ngũ Thổ Hoàng họ Kỷ tên húy Văn Thái Trận
-vị Đệ thập lục Thổ Hoàng họ Hành tên húy Cơ Chính Phương


5/- Lũy thứ năm đất đầm gạo vàng, 

vị Đệ thập thất Thổ Hoàng họ Hoa tên húy Diên Kỳ Minh
-vị Đệ thập bát Thổ Hoàng họ Hoàng tên húy Linh Ngã Dung
-vị Đệ thập cửu Thổ Hoàng họ Vân tên húy Thám Vô Uyên
-vị Đệ nhị thập Thổ Hoàng họ Tưởng tên húy Thông Bát Quan


6/- Lũy thứ sáu đất sắt kim cương, 

vị Đệ nhị thập nhất Thổ Hoàng họ Lý tên húy Thượng Thiếu Quân
-vị Đệ nhị thập nhị Thổ Hoàng họ Phạm tên húy Lai Lực An
-vị Đệ nhị thập tam Thổ Hoàng họ Trương tên húy Lí Quí Nguyên
-vị Đệ nhị thập tứ Thổ Hoàng họ Vương tên húy Tứ Nữ Dung


7/- Lũy thứ bảy là đất chứa nước ,

vị Đệ nhị thập ngũ Thổ Hoàng họ Đường tên húy Sơ Sinh Ánh
-vị Đệ nhị thập lục Thổ Hoàng họ Ngô tên húy Chính Pháp Đồ
-vị Đệ nhị thập thất Thổ Hoàng họ Hán tên húy Cao văn Triệt
-vị Đệ nhị thập bát Thổ Hoàng họ Kinh tên húy Trọng Long Thủ


8/-Lũy thứ tám là đất đầm gió lớn ,

vị Đệ nhị thập cửu Thổ Hoàng họ Cát tên húy Huyền Thăng Quan
-vị Đệ tam thập Thổ Hoàng họ Hoa tên húy Mậu Vân Trường
-vị Đệ tam thập nhất Thổ Hoàng họ Dương tên húy Chân Động Huyền
-vị Đệ tam thập nhị Thổ Hoàng họ Chu tên húy Thượng Kính Nguyên


9/- Lũy thứ chín là hang động không có sắc mà cứng, 

vị Đệ tam thập tam Thổ Hoàng họ Cực tên húy Vô Thượng Huyền
-vị Đệ tam thập tứ Thổ Hoàng họ Thăng tên húy Linh Nguyên Hạo
-vị Đệ tam thập ngũ Thổ Hoàng họ Triệu tên húy Thượng Bá Huyền
-vị Đệ tam thập lục Thổ Hoàng họ Nông tên húy Lặc Vô Bá

III.- VIỆC THỜ CÚNG:


Trong các cung quán của Đạo Giáo Thần Tiên, ở Điện Tứ Ngự đều có tượng hoặc bài vị thờ Hậu Thổ. 
Có tất cả ba mươi sáu tượng hoặc thần vị của Thổ Hoàng. Trong các lễ đại đàn của Đạo Giáo Thần Tiên có thần vị của 36 Thiên Đế và 36 Thổ Hoàng.,
dân gian mỗi khi làm lễ động thổ, thượng lương, an trạch, trấn trạch, làm cầu, làm đường v.v…phải có Lễ cúng tạ Thổ Hoàng để cầu cho nhà cửa yên ổn, cầu đường thông suốt, 
Thổ Hoàng giáng phúc tiêu trừ tai nạn cho người trong gia đình và ngoài đường sá.
Ngày Thánh đản của bà Hoàng Thiên Hậu Thổ vào ngày 18 tháng 3 âm lịch khắp nơi đăng hương tế lễ cầu mong bà phù cho nhiều đất đai 
mua bán thuận buồm, tiền bạc nhiều, vô tai vô hạn (Phật tử bái hương cầu xin gọi bà là Địa Mẫu hoặc gọi là Phật Mẫu )

Mùa xuân tháng 2 niên hiệu Thiên Huống bảo tượng thứ hai(1069)
vua Lý Thánh Tông dẫn quân theo đường biển đánh chiêm thành.nguyên phi Ỷ Lan lúc ấy mới sinh hoàng tử thứ hai được giao giúp việc ở kinh sư
(Thăng Long).
quân sĩ rầm rộ kéo đi,đến biên giới nhưng gặp phía Chiêm Thành phòng thủ kiên cố,nên Đại Việt đánh mãi không được.đêm ấy trong thuyền ngự vua đang ngủ mơ màng,ngoài trời mưa to gió lớn sóng biển dâng cuồn cuộn.bỗng thấy một người con gái hiện ra trước mặt.nhà vua ngồi dậy để tiếp đón,người con gái chừng 20 tuổi nét măt thanh tú chẳng khác nào tiên nga mặc quần áo giản dị.Nhà vua đang ngỡ ngàng thì người con gái đã nói 
Tôi là linh khí của cõi đất ở nước Nam.Lần xuất chinh này có tôi âm phù thế nào cũng toàn thắng.Nói xong người con gái ấy vụt biến đi ngay.
Ngày hôm sau vua mời Tăng Thống Huệ Lâm đến thắp hương và tụng chân kinh cầu nguyện.
Bài vị thờ thần ghi rõ "Hậu Thổ phu nhân"theo như lệnh của nhà vua,sau khi cúng thần xong trời quang mây tạnh.Quả nhiên trận ấy quân sĩ đại thắng.

Huệ Lâm tâu với vua rằng lần này đi chiến trận được thánh nữ phù giúp,linh khí của cõi nước nam tất phải được thờ ở chốn kinh đô.Vậy xin bệ hạ được rước về thăng long để xứng đáng với địa vị cao quý của thần.Co giết mổ gia súc để tế thần và ăn mừng.

Về tới kinh đô nhà vua cho chọn khu đất cao ráo ở làng An lăng(tức làng Láng)gọi là đền ứng thiên thờ "Hậu Thổ đại phu nhân" 
Đến thời Lý Anh Tông trị vì (1138-1175) trong nước xảy ra hạn hán nạn mất mùa xảy ra.Quần thần xin với nhà vua lập đàn tế trời,tế thần Hậu Thổ phu nhân làm lễ quốc tế.

Quả nhiên sau khi lễ xong dân chúng làm ăn được mùa,sản vật trong nước dồi dào.Những khi hạn hán hay sâu bệnh,việc đại sự của quốc gia đến cầu đảo đều được ứng nghiệm.

Đến triều Trần năm Trùng Tu thứ nhất (1285) thần đã từng hiển linh giúp Trần Nhân Tông bảo hộ đất nước và vua phong thần là "Hậu Thổ thần địa kì nguyên quân" . Năm Hưng Long 21 đời Trần Anh Tông gia phong thêm 4 chữ "Ứng thiên hóa dục".

Từ triều Lý, đến tiết lập xuân lễ quốc tế mổ gia súc tế thần và phải đem một con trâu bằng đất nặn, để ở dưới đền thờ thần.
(Hậu Thổ đứng trong tứ ngự thờ thần tiên của đạo giáo từ ngàn xưa đã bảo hộ nguyên khí của nước Nam, từ đời xưa các bậc thiên tử vua chúa 
đã từng thờ và được bà bảo hộ.

Đến ngày nay rất nhiều các vị thần tiên 
mà nhân gian lãng quên.Các đền thờ, đình ,miếu,quán.Đó là các vị chân nhân, thánh nhân,thần nhân ,tiên nhân bảo hộ đất nước, quê hương làng xóm con người Việt Nam.Được sắc phong và thờ phụng đó là tục thờ đa thần và gọi là đạo giáo thần tiên.Lừng danh nức tiếng.Dòng dõi con rồng cháu tiên.

(hiện nay gần hai trăm nước trên thế giới và rất là nhiều đền cung, quán,miếu thờ Hoàng Thiên Hậu Thổ)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét