Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2012

than tien viet nam 越南神仙

越南道教
Thần Tiên Việt Nam
 






Thời Trung cổ, nước Mông Cổ, xét về dân số, chỉ là một nước nhỏ, nhưng họ đã làm rung chuyển thế giới thời đó vì họ có những thủ lãnh xuất chúng với một đạo kị binh thiện chiến giỏi cỡi ngựa, giỏi cung tên và vô cùng tàn ác, "nơi nào ngựa Mông Cổ đi qua, cây cỏ cũng hết sống".

Cả Á Âu trong cơn kinh hoàng, khiếp đảm về cái họa TacTa ( giặc Mông), khi chúng lướt trên vó ngựa viễn chinh tàn phá hết nước này đến nước khác. Từ Thái Bình Dương đến tận bên bờ Địa Trung Hải, khắp Á Âu chưa có 1 danh tướng nào cản được.


Giáo Hoàng La Mã sợ hãi đến nỗi (Tủy khô, thân gầy, sức kiệt).Các nước Tây Tạng Ấn Độ đều khiếp đảm… Người Đức hàng ngày cầu nguyện “Chúa Trời và các bậc tối cao thượng Đế xin cứu vớt khỏi cơn thịnh nộ TacTa”, và có một nhà tiên tri của Thiên Chúa Giáo nói rằng: “Chỉ khi phương Nam xuất hiện một vị thánh nhân nắm bảo kiếm và lệnh ấn của Ngọc Đế cử xuống phương Nam mới có thể dẹp được ”.


Vị thánh này chính là Thanh Tiên Đồng Tử giữ ấn pháp của Thái Thượng Lão Quân giáng trần.


Quả đúng không sai vị thiên tài ba lần tổng chỉ huy quân dân đại Việt phá quân Nguyên Mông hung bạo, vị anh hùng kiệt suất của dân tộc vang danh khắp năm châu bốn bể. Phật Giáo, Thiên Chúa Giáo, Á, Âu Châu được thoát nạn xâm lược thảm khốc kinh hoàng của quân Nguyên Mông. Vị thánh nhân này chính là Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn của nước Đại Việt phương Nam.


Tiên chi thánh nhân việt nam xuất hiện năm 2012. Quần tiên hiện thế hộ quốc an dân. TRước kia khi vị anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại Vương 3 lần đánh tan quân Nguyên Mông.


Thánh nhân Việt Nam lại xuất hiện cứu độ nhân gian. Trước đây có 1 nhà Tiên Tri của thiên chúa giáo nói rằng năm 2012 Thánh Nhân Việt Nam sẽ xuất hiện. Và ngay cả vị Lưỡng Quốc Trạng Nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm vị Tiên sống tiên đoán năm 2012 Quần Tiên Việt Nam xuất hiện bảo hộ Nam Quốc. Quả đúng không sai Thánh Tiên Việt Nam đã xuất hiện bảo hộ Nam Quốc dòng dõi con Rồng cháu Tiên.



















ĐẠO GIÁO VÀ NGUỒN GỐC CỔ XƯA CỦA NGƯỜI VIỆT NAM


(GỌI LÀ ĐẠO GIÁO THẦN TIÊN)



LÃO QUÂN VỚI THẦN ĐẠO VIỆT NAM


Từ lâu đời, người Việt có một đức tin sâu sắc vào sự trường cữu của anh linh những công thần, hào kiệt. Lúc sống, làm rường cột chống đỡ sinh hà xã tắc, cứu dân giúp nước.
Khi thác, trở thành thần thánh, hiển hích, âm phò mặc trợ cho đồng bào. Thần đạo Việt Nam giản dị như vậy, và đó cũng là một truyền thống yêu nước và lòng kính trọng nghìn đời của dân tộc đối với các vị anh hùng, những bậc kỳ tài của đất nước.
Cái đình làng, tục thờ thành hoàng, đền thờ hay lăng, miếu các danh tướng lương thần đều là nét tín ngưỡng Thần đạo của người Việt.
Đạo Lão cũng đã khéo dung hợp, hòa nhập với những tín ngưỡng cổ truyền trong lòng xã hội Việt Nam.
Trong lúc đất nước mất chủ quyền, chính tín ngưỡng Thần đạo đã nuôi dưỡng ý thức quốc gia, khơi lòng yêu nước, để khi thời cơ đến thì gây phong trào khởi nghĩa, đánh đuổi ngoại xâm.

Trong toàn bộ lịch sử lâu dài vừa đấu tranh giữ nước vừa ra sức dựng nước, dân tộc Việt Nam đã chiến đấu bất khuất, không phải chỉ với phương tiện vật chất hữu hình, mà còn có cả sức mạnh vô hình là đức tin mãnh liệt vào khí thiêng sông núi, tin rằng có biết bao thế hệ anh linh tiền nhân dân tộc đang cùng đứng chung chiến tuyến với chính nghĩa của dân tộc để bảo vệ sự độc lập, thống nhất, trường tồn của Việt Nam.

Chính Thần đạo Việt Nam cũng thể hiện tình yêu nước Việt Nam.
Thí dụ,
Thông thánh quán ở vùng Bạch Hạc (Việt Trì) đã thờ thần sông Tam Giang là vị phúc thần của địa phương.
Các đạo quán khác thờ thần núi Tản Viên (núi này ở tỉnh Sinh Tây), gồm ba ngọn cao ngất, nên cũng gọi là núi Ba Vì),thờ thần sông Tô Lịch, Lý Ông Trọng... Từ đời Trần, đức Hưng đạo vương Trần Quốc Tuấn được thờ ở Vạn Kiếp, Chí Linh, rồi lan truyền nhiều nơi. Đời Hậu Lê, có đền thờ bà chúa Liễu Hạnh. Các nữ thần khác cũng được dân gian thờ phụng khắp trong nước.




Khái lược về Lão Quân việt nam
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, quyển 3, Thái thú Sĩ Tiếp (Sĩ Nhiếp) lâm bệnh, chết đã ba ngày, lại được một đạo nhân là Đổng Phụng đến cho thuốc cải tử hoàn sinh.[7] Lại chép việc Thứ sử Trương Tân (sang Giao Châu từ năm 201) hay đội khăn đỏ, đọc kinh sách Đạo giáo.[8]

Đời Đường, năm 865, Cao Biền sang nước Nam đàn áp các cuộc khởi nghĩa của dân Việt.

Họ Cao là một thuật sĩ có hạng, chuyên về phong thủy, ráo riết tìm phá long mạch, trấn yểm các nơi anh linh tụ khí của nước Nam, cốt ý cho nước Nam không còn sinh ra nhân tài, anh hùng hào kiệt, sẽ phải lệ thuộc dưới ách đô hộ của phương Bắc đời đời.

Nhờ linh khí của nước Việt và các bậc cao nhân nên Cao Biền chỉ trấn yểm được những huyệt nhỏ. Còn bị các vị thần như: Thần Long Đỗ, Tản Viên Sơn Thánh đuổi ra khỏi khu vực huyệt đạo đắc khí của Việt Nam.


Đạo Lão Việt Nam, vừa mang màu sắc Đạo giáo, vừa chịu ảnh hưởng các Đạo gia, và đồng thời cũng kết hợp với Thần đạo của người Việt; vì thế, đạo Lão ở Việt Nam có nhiều khuynh hướng.


1. MẤY KHUYNH HƯỚNG TIÊU BIỂU CỦA LÃO QUÂN VIỆT NAM
Đạo giáo có sức lôi cuốn nông dân vào các hội bí mật, hoặc để tương trợ nhau chống lại cường hào ác bá, hoặc để mưu đồ quốc gia đại sự.

Đời Trần Phế đế, ở lộ Bắc Giang có
Nguyễn Bổ,
năm 1379 xưng vương, hiệu Đường lang Tử y.[9]

Đời Hồ có

Trần Đức Huy
cũng dùng phương thuật thu hút đông người theo,[10] bị Hồ Quý Ly dẹp năm 1403.

Thời kháng Pháp có

đạo sĩ Trần Cao Vân
(1866-1916), tên thật là Trần Công Thọ, hiệu Hồng Việt, quê làng Tư Phủ, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Miền Nam có Thiên địa hội lôi cuốn hàng ngàn người.
Có Phan Phát Sinh
(Phan Xích Long) xưng hoàng đế, nổi lên đánh Pháp (cuối tháng 3.1913); nghĩa quân đeo bùa, mang giáo mác, gậy gộc, bất chấp súng đạn của giặc.[11] Còn rất nhiều những phong trào như thế khắp cả nước, như Mạc Đình Phúc (miền Bắc),
Võ Trứ
(miền Trung),
Nguyễn Hữu Trí
(miền Nam)...

2. Khuynh hướng phong thủy và sấm ký


Khoa phong thủy (địa lý) ở nước Nam và việc tiên tri loan truyền sấm ký rất được quần chúng ưa thích.


Đời Trần-Hồ ở lộ Tân Hưng có

Trần Quốc Kiệt
làm quan chức an phủ sứ, soạn Hình thế địa mạch ca.[12]
Đời Mạc có
Nguyễn Bỉnh Khiêm
(1491-1585), hiệu Bạch Vân Cư sĩ, đời gọi Trạng Trình, nổi tiếng vì nhiều tiên tri ký bí.
Đời vua Lê chúa Trịnh
ở làng Tả Ao, tỉnh Nghệ An, có Nguyễn Đức Huyên vang danh nhờ khoa địa lý.

Đời Tây Sinh ở huyện La Sinh
, tỉnh Hà Đông có Nguyễn Thiếp (La Sinh Phu tử) cũng nổi tiếng về phong thủy.

Sấm ký cũng được nhiều cao tăng học pháp thần tiên
sử dụng. Làng Cổ Pháp, tỉnh Bắc Ninh, trong phái Tỳ-ni-đa-lưu-chi (Vinitaruci) có nhiều nhân vật lừng lẫy:
sư Định Không pháp tiên(thế kỷ VIII, đời thứ tám);
sư La Quý An pháp tiên (852-939, đời thứ mười);
sư Vạn Hạnh pháp tiên (thế kỷ XI, đới thứ mười hai)...

3. Khuynh hướng trường sinh bí thuật


Vua Trần Dụ tông
(1341-1369) cầu đạo trường sinh với
đạo sĩ Huyền Vân tu ở núi Niết
(núi Phụng Hoàng),

huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương.

Đời Trần Thuận tông
(1388-1398) có quan tri huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, tên Từ Thức, người Hóa Châu.

Đời Trần Hồ ở xã Cổ Định
, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa, có Trần Tu vào ẩn tu ở núi Nưa (Na Sinh).

Đời vua Lê chúa Trịnh
ở huyện Đông Thành có Phạm Viên...

Triều Lê Cảnh hưng có Nguyễn Hoãn
, làng Lan Khê, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa, làm quan Lại bộ thượng thư, Viện quốc công, Quốc sư Quốc lão.

Gia phả họ Nguyễn,
mục Tiên khảo đạo tu lục cho biết ông tu tiên từ năm ba mươi ba tuổi (Ất Sửu 1745), đọc Đạo đức kinh.
Năm bốn mươi bốn tuổi lập tĩnh thất để tu luyện ngay trong nhà.
Năm bốn mươi tám tuổi thờ thần Ngũ Nhạc.
Sau lại xây thêm tháp mười hai tầng để luyện khí âm dương... Vì cuồng vọng, ông về sau đi lạc sang
tà đạo. Mất năm 1792, thọ tám mươi tuổi.[13]

4. Phương hướng thanh tĩnh, nhàn lạc


Triết lý vô vi thanh tĩnh của Lão Giáo ảnh hưởng giới Nho sĩ rất nhiều, tạo cho con người xu hướng ẩn dật, ưa thích gần thiên nhiên, tìm cái thú nhàn lạc bên chén rượu cuộc cờ, tiêu dao với ngón đàn, vần thơ, hay nét thư họa... Xu hướng này thích hợp khi con người không gặp thời, hoặc khi đã chán cuộc đời phồn tạp. Vì thế, Nho sĩ Việt Nam thời xưa luôn luôn trang bị cho bản thân tư tưởng xuất xử.


Gặp thời hay, được thi thố tài năng thì xuất, tham gia việc nước. Lúc bất đắc chí, khi tuổi già hay chán quan trường thì xin bỏ về điền dã; đó là xử.


Đời Trần, Nguyễn Phi Khanh viết:


Bách niên phù thế nhân giai mộng,
Bán nhật thâu nhàn ngã diệc tiên.
(Cuộc đời nổi trôi trăm năm kiếp người như giấc mộng,

Ăn trộm được cái nhàn nửa ngày thì ta cũng là tiên).

Đời Mạc, Nguyễn Bỉnh Khiêm viết:


Nhưng trong mọi việc đà ngoài hết,
Được một ngày là tiên một ngày.[14]
Hay là:

Rượu đến gốc cây ta sẽ nhắp,
Nhìn xem thế sự tựa chiêm bao.

Đời Lê-Mạc, có Nguyễn Hãng,
quê xã Xuân Lũng, phủ Lâm Thao, trấn Sinh Tây, thi đậu hương cống nhưng không làm quan, về ẩn tu ở xã Đại Đồng, phủ Yên Bình, tỉnh Tuyên Quang. Ông lấy hiệu Nại Hiên. Triều Lê (khi trung hưng) phong tặng là Thảo Mao Dật sĩ. Ông sáng tác những bài phú như Đại Đồng phong cảnh phú, Tam Ngung động phú, Tịch cư ninh thể phú... Những bài này ca ngợi thú ở ẩn non cao.[15]

Đời Tây Sinh, có Phan Huy Ích
(1750-1822), quê ở Nghệ An, lấy hiệu Bảo Chân Đạo nhân. Năm 1796 ông dựng nhà tại kinh thành Thăng Long, đặt tên là Bảo chân quán. Trong bài ký do ông sáng tác để nói về Bảo chân quán, ông bày tỏ mục đích là để sớm hôm quanh quẩn ở đó, khi dựa bao lơn uống trà, khi đến dòng sông buông câu, khi khảy đàn nhắp rượu, khi ngâm vịnh tùy hứng...[16]

Đời Nguyễn có Nguyễn Công Trứ
(1778-1858), người xã Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh là một con người độc đáo, tiêu biểu chi lối sống xuất xử vẹn toàn của nhà Nho. Ông từng tự hào:

Tri túc, tiện túc; đãi túc, hà thời túc?
Tri nhàn, tiện nhàn; đãi nhàn, hà thời nhàn?
Cầm kỳ thi tửu với giang sinh,
Dễ mấy kẻ xuất trần xuất thế?

Khuynh hướng thanh tĩnh, nhàn lạc còn thấy được qua thú chơi cây kiểng và hòn non bộ. Người ta chơi một gốc cây sù sì, nho nhỏ, uốn cành sửa lá theo ý riêng, hoặc bày vài hòn đá con con, chông chênh trên một bể nước cạn.


Thêm vào vài nhánh lá, chiếc cầu, con thuyền, lác đác một hai tượng sành tí xíu hình lão tiều, ông câu, hay đôi bạn đang đánh cờ... Đó là cả một thế giới riêng của con người đem thu nhỏ lại từ hình ảnh thật của thiên nhiên bao la.

Chơi cây kiểng và hòn non bộ từ lâu đời vẫn được coi như thú tiêu khiển thanh tao, giúp con người di dưỡng tánh tình. Nó được xếp hạng không kém bốn thú tài tử cầm, kỳ, thi, họa.
Người sành chơi, khi đứng trước một chậu kiểng đẹp, một hòn non bộ khéo đắp, có thể dễ mê mẫn tâm hồn, đắm mình trong sức tưởng tượng phong phú, và quên cả thực tại phồn tạp bên ngoài.

3. MỘT SỐ ĐẠO QUÁN NỔI TIẾNG


a. Thông thánh quán

Ở vùng Bạch Hạc (Việt Trì), dựng khoảng năm 650-655, đến thế kỷ XIV thì không còn.[17]

b. Thái thanh cung

Cung được dựng ở kinh thành Thăng Long, bên trái. Bên phải là chùa Vạn tuế. Vua Lý Thái tổ (1010-1028) cho cất cung và chùa này khi mới dời đô về Thăng Long.[18]

c. Trấn vũ quán

Cũng được xây dựng lúc vua Lý Thái tổ vừa dời đô về Thăng Long (1010), hiện nay nằm ở góc đường Quan Thánh và đường Thanh Niên, khu phố Ba Đình, Hà Nội.
Quán thờ đức Huyền Thiên Trấn vũ để hộ trì mặt phía bắc của thành Thăng Long. Quán này còn được gọi là đền Trấn vũ hay Chân vũ.
Đời vua Lê Hy tông (1676-1704), tượng đức Trấn vũ được đúc bằng đồng đen cao 3,96 mét, nặng 4 tấn. Năm 1893, lại xây thêm một bệ đá cho tượng. Bệ này cao 1,20 mét.[19]
4. Ngọc thanh quán
Quán nằm trên núi Đại Lai (Thanh Hóa). Năm 1398, Hồ Quý Ly mưu việc dứt ngôi nhà Trần vua Trần Thuận tông (1388-1398) thoái vị, và nói vua về tu tiên ở quán này.

5. Nghinh tiên quán (hay Vọng tiên quán)

Vua Lê Thánh tông chơi Hồ Tây, gặp một thiếu nữ xinh đẹp, xướng họa thơ rất ưng ý nên vua Lê rước lên xe đưa về cung.
Khi đến cửa Đại Hưng thành Thăng Long (nay là cửa Nam Hà Nội), thiếu nữ bay lên trời, sửa lại mất. Vua cho cất tại cửa Đại Hưng lầu Vọng tiên để kỷ niệm, sau chốn này thành quán Vọng tiên hay Nghinh tiên nằm ở phố Hàng Bông, Hà Nội.[20]
6. Tiên tích tự Vua Lê Hiển tông chơi hồ Kim Âu phía nam thành Thăng Long gặp hai cô tiên, nên cho cất Tiên tích tự ở đấy làm kỷ niệm.
Hồ Kim Âu nay ở vị trí nhà ga đường sắt Hà Nội.[21]
7. Đền Ngọc sơn nơi đền thờ của đạo giáo.
Đền nằm trên một gò đất nổi lên ở phía bắc hồ Hoàn Kiếm. Thoạt đầu nơi đây thờ
đức Quan Thánh Đếquân, Văn Xương Đế Quân sau trùng tu lại, thờ Đạo, gọi là chùa Ngọc Sơn. Năm 1841, sửa lại thành đền thờ đức Văn Xương Đế quân. Về sau lại thờ thêm đức Lữ tổ và đức Trần Hưng Đạo Đại Vương. [22]

8. Bảo chân quán

Do Phạm Huy Ích cất tại Thăng Long năm 1796.

4. THƯỢNG SƯ NỘI ĐẠO


Đây là một đạo trường lớn của đạo Lão ở Việt Nam thời xưa. Đời Hậu Lê, Trần Toàn là người làng Yên Đông, huyện Quảng Xương, phủ Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.


Khi Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Hậu Lê (thời gian 1527-1529), ông từ quan về quê tu hành, đắc đạo, được Thiên đình phong chức Thượng sư, lo trừ tà khử quái suốt hai vùng châu Hoan (Thanh Hóa) và châu Ái (Nghệ An).


Thượng sư Chân Nhân đến làng Từ Minh, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa mở đạo trường.

Vua Lê Thần tông (1619-1662) ban cho trường tên là Nội đạo trường. Lúc Thượng sư Chân Nhân thoát xác
, Vua lại truy phong là Phục ma Thượng đẳng Phúc thần và cho lập đền thờ.

Thượng sư Chân Nhân
có ba con trai là
Nhật Quang đạo sỹ,

Nguyệt Quang đạo sỹ,

Ngọc Quang đạo sỹ,

đều tinh thông đạo pháp của Thượng sư Chân Nhân truyền dạy.
Ba vị đạo sỹ nổi danh lừng lẫy, đời xưng tán, gọi là Tam thánh Nội đạo.
Sau khi Thượng sư Chân Nhân về Trời, Ngọc Quang kế tục đạo nghiệp của cha, lãnh phần điều khiển Nội đạo trường.

Triều đình đã công nhận đạo trường này
. Nó có uy thế rất lớn. Chi nhánh của Nội đạo trường xuất hiện khắp nơi, nào là làng Từ Quang (tức Từ Minh trước kia, huyện Hoằng Hóa), là làng Yên Đông (huyện Quảng Xương), đều ở tỉnh Thanh Hóa; hoặc ở tỉnh Nghệ An, ở hạt Huệ Lai, tỉnh Hưng Yên; hay ở Nhật Tảo (tỉnh Hải Dương), ở làng Giảng Võ (gần Hà Nội)...
Về sau,

Nội đạo trường thờ cả

Bà chúa Liễu Hạnh,

Đức Trần Hưng đạo,

Đức Phù Đổng Thiên vương,

Thần núi Tản Viên,

Thần Bạch Mã...[23]

5. THI LÃO HỌC


Triều đình từng mở khoa thi

Đạo giáo vào đời vua Lý Cao tông (1195)

và vua Trần Thái tông (1247).
Về nội dung thi Lão Giáo ,

Nguyễn Đổng Chi đã sưu tầm được một đề thi và một bài trả lời các câu hỏi ra trong đề đó.
[24] Nghiên cứu tài liệu này, có thể hiểu được phần nào sự học Lão của người Việt đời trước. Sau đây là bài thi:

(1) PHÁP MÔN LÀ GÌ?

Mọi pháp quy tôn(g), muôn đời chẳng đổi, muôn thánh ngàn thần, một môn đồng hội, ấy gọi là pháp môn vậy.

(2) PHÙ THỦY LÀ GÌ?
Khí âm khí dương hỗn hợp mà thành ra thiêng, dùng nước đại bi phun cho ma sợ, ấy gọi là vậy.

(3) PHÁP MÔN LẤY AI LÀM THÁNH?
Pháp môn do Thái Thượng Lão quân lập ra cho nên tôn Ngài làm Thánh.

(4) PHÙ THỦY LẤY AI LÀM THẦY?
do Chân vũ Tiên sinh lập ra cho nên tôn Ngài làm Thầy
.

(5) TỨ THÁNH, TỨ GIÁC, TỨ TUNG, TỨ DUY LÀ Ý THẾ NÀO?
Thiên bồng

, Thiên du,

Bảo đức,

Hắc sát gọi là Tứ thánh.

Càn, Khôn, Tốn, Cấn gọi là Tứ giác.

Thiên hoa, Địa hoa, Lão hạc, Đồng trụ

gọi là Tứ tung. Tí, Ngọ, Mão, Dậu gọi là Tứ duy.

(6) TAM GIỚI, TAM THANH, TAM ĐỘNG, TAM TY LÀ THẾ NÀO?
Dục giới, sắc giới, vô sắc giới ấy là Tam giới.

Ngọc thanh, Thượng thanh, Thái thanh, ấy là Tam thanh.

Động chân, Động huyền, Động vi ấy là Tam động. Lôi đình, Linh bảo, Thái huyền ấy là Tam ty.

(7) ÔN, HOÀNG, DỊCH, LỆ SINH VÀO BUỔI NÀO?
Vua Hoàng đế có bốn người con bất tài tên là Ôn, Hoàng, Dịch, Lệ sinh vào đời Chuyên Húc.

( TỐN, LY, KHÔN, ĐOÀI SINH ĐƯỢC MẤY CON?
Tốn sinh ra được bốn con là Đông, Tây, Nam, Bắc. Ly sinh được chín con từ Nhất bạch, Nhị hắc đến Bát bạch, Cửu tử. Khôn sinh ra sáu con tức là Thái âm, Lục khí. Đoài sinh ra bảy con tức là Bắc đẩu Thất tinh. Ấy là Tốn, Ly, Khôn, Đoài có hai mươi sáu con vậy.


(9) HÀNH MÃN TAM THIÊN SỐ, THỜI ĐƯƠNG TỨ VẠN NIÊN LÀ GÌ?
Số Trời thành 1.000, số đất thành 1.000, số người thành 1.000, ấy là hành mãn tam thiên số. Từ Thái dịch đến Thái sơ là 10.000 năm, từ Thái sơ đến Thái thủy 10.000 năm, từ Thái thủy đến Thái tố 10.000 năm, từ Thái tố đến Thái cực 10.000 năm. Ấy là thời đương tứ vạn niên.


(10) ĐẠO CAO LONG HỔ PHỤC, ĐỨC TRỌNG QUỶ THẦN KINH CHỈ VỀ THẦY NÀO?


Đạo chí cao không thể vượt qua được, mà rồng là dương tinh, cọp là âm tinh đều phục đạo cao. Đức chí hậu không thể vượt qua được, mà quỷ là khí tán, thần là khí tinh đều sợ đức trọng. Ấy là Đạo cao long hổ phục, đức trọng quỷ thần kinh, chính là chỉ sư Phổ Am vậy.


(11) PHÉP BẮT TÀ TRÓI QUỶ DÙNG LINH PHÙ NÀO? ĐỌC THẦN CHÚ NÀO?
Nếu được đàn tràng cho chỉnh túc, pháp tịch cho hẳn hoi, niệm thấy tam giới mà muôn thánh đều đến, trống đánh ba hồi mà muôn thần đều nhóm họp, trước phải gọi tướng, thứ phải sai đi.


Tưởng đến thiên võng mà kín đáo ra bùa, bắt tay ấn mà thiêng liêng chú bút, bốn chữ thánh đè năm chữ quỷ, chữ (...?) hợp với vạn linh.


Dùng những bùa thiêng Bạch xà, Độc cước, đọc những thần chú Thái thượng, Tề thiên.


(12) MUỐN CHO ĐỜI NÀY, DÂN NÀY ĐỀU VÀO TRONG ĐÀI XUÂN, CÙNG BƯỚC LÊN CÕI THỌ THÌ PHẢI DÙNG THUẬT GÌ?


Nếu trước hết chính tâm thì bọn tà mị không thể rục rịch. Trước hết chính thân thì khí tà không thể xâm phạm. Tâm chính rồi thì lấy đó ra ơn cho dân. Thân chính rồi thì lấy đó mà giúp chúng.


Qua bài làm của thí sinh đời trước, cùng với cách ra câu hỏi như thế, có thể phỏng đoán rằng trọng tâm cái học Lão Quân đời xưa nặng về Đạo giáo (Taoist religion) hơn là Đạo học (Taoist philosophy).



6. CẦU TIÊN

Ở một ngôi chùa xây dựng thời Lý
trong bài văn bia của cụ Trương Hán Siêu có viết:
Dân tộc ta từ xưa đã là dòng dõi con cháu Hùng Vương, tục lệ thờ trời trọng đất, kính cha ông, và tục lệ cầu Tiên
Ngày xưa các cụ đi tìm cao nhân để cho con cháu tầm sư học đạo, nên những người học đạo gọi là đạo sỹ. Phải trải qua tu luyện học hành, khổ luyện 9 năm mới có thể cứu dân độ thế và nhiều nữa mới có thể thành chân nhân thông thiên địa. Và mới gọi là Thần Tiên.Tiên đoán các việc sắp sảy ra cứu độ cho bách tính.

Rất nhiều người cúng lễ hàng ngày nhưng vẫn không hiểu đạo Tiên là gì….

Mà chỉ lo xây….bỏ mất nghĩa, của chữ "khổ
", chữ "không"
Dựa vào đó để mà “không làm mà ăn, không dệt mà mặc”, kéo dân chúng vào con đường mê tín dị đoan làm cho mọi người cùng adua cứ ngơ ngơ mà chơi. Ngẩn ngẩn mà theo. Quên mất cái gốc như điều thiện đó là đạo đức. Hằng ngày “ăn cây táo rào cây sung”, làm lễ giỗ, tết khấn mời người ngoài trước sau mới mời đến trời đất và các cụ tổ tiên, thật là nực cười.
Hằng ngày cầu nguyện nhưng chẳng biết đó là thần tiên.
Ví dụ:
Xem ngày giờ tốt xấu, Đổng Công trọn ngày là của Đạo Giáo Thần Tiên.

Xem
hướng cửa các cung tốt là của Lỗ Ban tiên sinh, của Đạo giáo Thần Tiên.

Xin
trấn trạch dấu ấn quan chức của Trần Triều Hưng Đạo Đại Vương là của Đạo Giáo Thần Tiên.

Học
y thuật như Thần Nông Bản Thảo Kinh, Dược Vương, Hoa Đà, Hải Thượng Lãn Ông là của Đạo Giáo Thần Tiên.

Tục lệ cưới xin xem tuổi tốt xấu là của Đạo Giáo Thần Tiên.


Cầu
giải hạn lễ sao cửu tinh đầu năm là của Đạo Giáo Thần Tiên.

Cầu
công danh, học hành của Văn Xương Đế Quân là của Đạo Giáo Thần Tiên.

Cầu
tiền của, thần tài văn, võ là của Đạo Giáo Thần Tiên.

Cầu
đất đai xin Hoàng Thiên Hậu Thổ là của Đạo Giáo Thần Tiên.

Xin
học kinh dịch quẻ của Thái Ất, Quỷ Cốc, Triệu Khang Tiết, Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phan Bội Châu, Trần Triều,… là của Đạo Giáo Thần Tiên. Và nguồn gốc kinh dịch cũng là người dân Việt lập ra.

Xin
thần đất làm nhà tức Thổ Địa Công là của Đạo Giáo Thần Tiên.

Xin cầu
Thành Hoàng Long Đỗ, Thành Hoàng các làng xã cho dân yên nước thịnh nhiều đất đai tiền của là của Đạo Giáo Thần Tiên.

Xin
nối long mạch, hoàn âm phần mồ mả, xin Sơn Thần và Long Vương, Thất Tinh là của Đạo Giáo Thần Tiên.

Xin
Táo Vương Thổ Công thiên đình là của Đạo Giáo Thần Tiên.

Cầu
xin sinh con, xin Tống Tử Nương Nương, xin Liễu Hạnh Công Chúa là của Đạo Giáo Thần Tiên.

Cầu
tìm huyệt đất đặt âm phần, xin ngày giờ an táng, địa lý Tả Ao, Lưu Bá Ôn,… xin Thổ Địa, Thành Hoàng, 24 long, thần tọa huyệt truyền mộ kết phát, thất tinh bắc đẩu, thần hướng là của Đạo Giáo Thần Tiên.

Cầu
xin ngũ cốc thần, thần cây, thần đường, thủy quan, hà bá, thần mưa, thần gió, thần cửa, thần tĩnh là của Đạo Giáo Thần Tiên.

Cầu
xin nước chữa bệnh, nước trường sinh, nước long mạch, nước an thổ địa, nước an trấn mộ phần đều do Long Vương Cung cai quản là của Đạo Giáo Thần Tiên.

Người chết xuống địa phủ nếu như bị trùng tang, trùng phục, trùng giây, trùng giờ, phải cầu xin Trần Triều An Trấn, Đông Nhạc Đại Đế, Phong Đo Đại Đế, Thập Điện Diêm Vương.


Và cầu xin phả độ gia tiên rằm tháng bảy cầu xin mở địa ngục xá tội vong nhân là do Trung Nguyên Địa Quan khai mở mà chỉ có Đạo Giáo Thần Tiên mới có thể làm được, còn các giáo phái khác cầu xin vạn dặm xa xôi mới có thể thấu. Ví dụ:
- “Mục Càn Liên xin xuống địa phủ cứu mẹ”.
- Bà Chúa Ba là con gái thứ ba của Ngọc Hoàng Thượng Đế.
Phạm luật trời bà bị đày giáng xuống trần gian tu tại Hương Tích Động. Khi giáng xuống đầu thai tại nhân gian, cha ở nhân gian làm nhiều tội ác, khi xuống địa ngục muôn vạn hình phạt.

Để cứu cha bà đã chặt cánh tay và móc mắt vượt nghìn gian khổ để cứu cha. Cảm động lòng trời Ngọc Hoàng cử Đẩu Mẫu Nguyên Quân xuống ban tặng nghìn mắt nghìn tay để phổ độ cứu chúng sinh và nhân gian gọi là
Phật Tổ Quan Âm nghìn mắt nghìn tay (hay gọi là Từ Hằng Chân Nhân, Quan Âm Đại Sỹ. Hoặc Quan Thế Âm Bồ Tát cứu khổ cứu nạn mà cả hàng triệu người nhân gian trên thế giới ngưỡng mộ), là của Đạo Giáo Thần Tiên…..
.................v…v.
Tất cả như cúng mụ, cúng giỗ, làm tết, các ngày tết của nhân gian cổ truyền, việc cầu may, cầu nhân duyên do Nguyệt Lão Tinh Quân là của Đạo Giáo Thần Tiên.
Và rất nhiều công việc hàng ngày ăn uống bếp núc, chữa bệnh, học hành, đều là của Đạo Giáo Thần Tiên.

Từ xưa đến nay thuật xem phong thủy hướng cửa, hướng nhà, chỗ ăn, chỗ nghỉ, chỗ ngồi làm việc, và bất cứ việc gì liên quan đến phong thủy. Ai đã từng cầu và nghiên cứu thuật phong thủy trấn trạch, cầu tài và gọi
thuật phong thủy là bậc Thầy hộ mệnh trong thiên hạ của Đạo Giáo Thần Tiên.

Ngay cả các bậc đế vương của nước Nam trước đây xây thành và lập kinh đô Thăng Long. Xây dựng đền đài, quán miếu, cầu an cho đất nước đều chọ đất xem hướng, tìm huyệt đất, long mạch tụ cầu cho đất nước nhiều nhân tài thông minh trí tuệ, dân muôn đời hưởng phúc, tránh nạn kiếp đó cũng là thuật của Đạo Giáo Thần Tiên.

Đất nước ta cổ xưa là dòng dõi vua chúa là thiên tử con của trời, đều là cầu nguyện cho đất nước bình an dân giàu nước mạnh. Ngay cả chủ tịch Hồ Chí Minh cũng công bố trên thế giới rằng Việt Nam là đất nước con rồng cháu tiên. Và ông nói: “Các vua Hùng đã có công dựng nước. Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.

Từ xưa đến nay rất nhiều nhà tiên tri tiên đoán bảo hộ đất nước con người mà chỉ có Thần Tiên hoặc ai học phép tiên mới có thể tiên tri nên mới gọi là tiên tri. Vì vậy đất nước ta là của Đạo Giáo Thần Tiên.


Những ai từ xưa đến nay đã cầu khấn xin những vị thần tiên trên thì đều là lễ thần tiên, nhiều người lễ không hiểu mà còn bài bác chửi lại thánh tiên. Lễ thần tiên khác, lễ các giáo phái khác không giống nhau, mà chỉ có thần tiên mới gọi là "chữ đạo
". Ví dụ khấn câu đầu tiên của Đạo Giáo Thần Tiên là:

Việt Nam Quốc Hà Nội Tỉnh.........Huyện......xã (Phường). Phố....thôn.Nhà Số…..

Cầu xin gì thì khấn tiếp theo...........
Và bao giờ cũng khấn đất nước Việt Nam trước nơi mình đang sinh sống sau. “Không mượn nước khác, ăn cây táo rào cây táo. Ở Việt Nam bảo vệ Việt Nam”. Đó chính mới là trân trọng con người mình bố mẹ mình, dân tộc mình và đất nước mình.

Cầu tiên là một phương tiện liên lạc, tiếp xúc (thông công) giữa cõi người hữu hình với các đấng tiên thánh trong cõi vô hình

Người cầu tiên có thể do nhiều mục đích khác nhau: hoặc mượn thơ phú xướng họa để tiêu khiển thanh tao, hoặc xin thuốc chữa bệnh, hoặc hỏi việc tương lai hậu vận, hoặc hỏi thiên cơ quốc sự, hoặc để học hỏi trực tiếp đạo lý với thần tiên.

Thông thường các đấng thiêng liêng tùy duyên hóa độ, cũng vì từ bi, cho nên mượn những mục đích bình thường của thế nhân (thơ phú, xin thuốc...) để gây đức tin, rồi dẫn dắt đến chỗ học đạo thánh hiền.

Thời kỳ Việt Nam còn dưới ách thực dân Pháp, ở tỉnh Nghệ An có nhiều nơi cầu tiên, gọi là thiện đàn.

Ở miền Nam, đầu thế kỷ XX nhiều địa danh và các đàn tiên đã gắn liền với lịch sử khai đạo Đức như đàn ở Miễu Nổi (Bình Lợi, Gò Vấp)
,
chùa Ngọc Hoàng (Đất Hộ, tức Đa Kao), đàn Minh Thiện (Thủ Dẫu Một), đàn Hiệp Minh (Cái Khế, Cần Thơ), đàn ở núi Thạch Động (Hà Tiên),

đàn ở chùa Quan Âm (núi Dương Đông, Phú Quốc), đàn ở phố Hàng Dừa (đường Arras, Sài Gòn, nay là Cống Quỳnh).
Qua mười chín thế kỷ,

đạo Lão hầu như dần dần vắng bóng ở Việt Nam. Cho đến đầu thế kỷ XX, khi đạo Đức ra đời, dường như có những mối liên hệ gần gũi với đạo Lão.
Đạo Đức thờ Ngọc Hoàng Thượng đế (cũng là Đức Tiên ông),
Diêu Trì Kim mẫu,
Thái Thượng Lão quân, v.v... cũng là các đấng vốn được sùng bái, tôn thờ trong đạo Lão cổ truyền.
Bản thân các đạo sỹ Đức vẫn coi mình là học trò Tiên, tu đạo Tiên. Phương tiện cơ bút là một điểm tương đồng khác giữa đạo Lão xưa và đạo Đức nay. Việc dạy giáo lý qua hình thức thơ phú trong Đức cũng cho thấy đường nét của văn hóa Lão-Trang. Như vậy, phải chăng sau mười chín thế kỷ, đạo Lão ở Việt Nam không hoàn toàn sửa lại mất?

Phải chăng đã có một sự hồi phục đạo Lão xưa trong một nền tôn giáo mới là Đức?
Trả lời thích đáng câu hỏi này cần có sự tiếp tục nghiên cứu trong một chuyên khảo khác về Đạo giáo Việt Nam, kể từ đầu thế kỷ XX trở đi.
CHÚ THÍCH

[1] Phần lớn nội dung Chương III đã in trong Văn hóa & đời sống, chủ đề Hồn bướm mơ tiên, tháng 12-1991.
[2] Thời Xuân thu (770-403 tcn): từ đời Chu Bình vương tới cuối đời Chu Uy Liệt vương.
Thời Chiến quốc (403-221 tcn): từ đời Chu Ân vương đến khi Tần diệt Tề và thống nhất Trung Quốc. (Nguyễn Hiến Lê, Khổng tử.
Hà Nội: Nxb Văn hóa, 1992, tr. 25.)
[3] Trương Đạo Lăng, tự Phụ Hán, sinh ở Thiên Mục sinh, Triết Giang, khoảng năm 34 hay 35, triều Quang Vũ đế; được tôn là Trương Thiên sư.
[4] Theo Đặng Đức Siêu, Cơ sở ngữ văn Hán Nôm. Tập I. Nxb Giáo dục, 1984, tr. 125, thì Đạo tạng được kết tập đời Đường Huyền tông, trong những năm Khai Nguyên (713-741), gồm hơn 3.700 quyển (tức là Chính Đạo tạng).
Đời Minh Thần tông, trong những năm Vạn Lịch (1573-1619), kết tập thêm Tục Đạo tạng.
Tổng cộng hai lần được 5.485 quyển, số đầu sách là 1.476 bộ.
Theo Liu Ts’un-yan, “The compilation and historical value of the Tao-tsang,” in trong Essays on the sources for Chinese history. Chủ biên: Donald Leslie, Colin Mackerras, Wang Gungwu. Canberra Australian National University Press, 1973, tr. 104, lúc đầu Đạo tạng có 5.305 quyển, đựng trong 480 hộp, kết tập đầu đời Minh [khoảng 1368 trở đi], hoàn tất năm 1445. Năm 1607 kết tập phần bổ sung gồm 180 quyển, gọi là Tục Đạo tạng.

[5] Đặng Đức Siêu, Cơ sở ngữ văn Hán Nôm. Tập I. 1984, tr. 125.
[6] Đại tạng kinh, số 52, Sử truyện, bộ IV, Hoằng minh tập, quyển I, viết: “Thị thời Linh đế băng hậu, thiên hạ nhiễu loạn, độc Giao Châu sái an.

Bắc phương dị nhân hàm lai tại yên, đa vi thần tiên tịch cốc, trường sinh chi thuật.” Dẫn theo Nguyễn Đăng Thục, “Lý hoặc luận”. Tư tưởng, số 2. Năm thứ tư. Sài Gòn:
Viện đại học Vạn Hạnh, tháng 4-1971, tr. 114.
[7] Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử ký toàn thư.
Tập I. Tạ Quang Phát dịch. Sài Gòn: Bộ Văn hóa Giáo dục và Thanh niên, 1974, tr. 246.
[8] Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử ký toàn thư. Tập I, 1974, tr. 244.
[9] Nguyễn Tự, Tân biên truyền kỳ mạn lục. Quyển I, Bùi Xuân Trang dịch. Sài Gòn: Bộ Quốc gia Giáo dục, 1962, tr. 113.
[10] Nguyễn Đổng Chi, Việt Nam cổ văn học sử. Hà Nội: Nxb Hàn Thuyên, 1942, tr. 419.
[11] Phạm Văn Sinh, Việt sử tân biên. Quyển V. Sài Gòn, 1963, tr. 459-460.
[12] Nguyễn Đổng Chi, Việt Nam cổ văn học sử. 1942, tr. 420.
[13] Hoàng Xuân Hãn, La Sinh Phu tử. Paris: Nxb Minh tân, 1952, tr. 93-95.
[14] Thơ văn Lý–Trần. Tập II. Hà Nội: Nxb Khoa học Xã hội, 1978, 423.
[15] Dương Quảng Hàm, Việt Nam văn học sử yếu. Sài Gòn:
Trung tâm Học liệu, 1968, tr. 297.
[16] Thơ văn Ngô Thời Nhậm. Tập I. Hà Nội: Nxb Khoa học Xã hội, 1978: tr. 33.
[17] Lịch sử Việt Nam. Tập I. Nxb Khoa học Xã hội, 1971, tr. 127.
[18] Lê Quý Đôn toàn tập. Tập II: Kiến văn tiểu lục.

Hà Nội: Nxb Khoa học Xã hội, 1977, tr. 387.
[19] Tuyển tập văn bia Hà Nội. Tập I. Hà Nội: Nxb Khoa học Xã hội 1978, tr. 53.
[20] Phạm Văn Diêu, Văn học Việt Nam. Quyển I. Sài Gòn: Nxb Tân Việt, 1960, tr. 331.
[21] Hoàng Trọng Miên, Việt Nam văn học toàn thư.

Quyển Thượng. Sài Gòn: Nxb Tiếng phương đông, 1973, tr. 417.
[22] Tuyển tập văn bia Hà Nội. Tập II. Hà Nội: Nxb Khoa học Xã hội 1978, tr. 68.
[23] Hoàng Trọng Miên, Việt Nam văn học toàn thư. Quyển Thượng. 1973, tr. 436-440.
[24] Nguyễn Đổng Chi, Việt Nam cổ văn học sử. 1942, tr. 193-201.
Đạo giáo liên quan đối với tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam 1
Trước khi đi vào vấn đề chính của bài viết, xin nói qua một chút về tình hình Đạo giáo ở Trung Quốc, kể cả ở Việt Nam được hiểu như là ngọn nguồn từng mang lại nhiều cảm hứng cho giới cầm bút nước ta trong quá khứ.
Ở Trung Quốc, theo chỗ được biết, Đạo giáo bắt đầu định hình dưới cái tên gọi đầy thô mộc - đạo "đạo lão" - vào đầu thế kỷ 2, trên cơ sở tín ngưỡng thần tiên(1 gọi là thần tiên) và phương thuật(2) dã xuất hiện từ lâu trước đó.
Dần về sau, tôn giáo này đã tách thành hai phái: một phái nghiêng về bùa chú (phù lục ) mà ta có thể gọi là "Đạo giáo " do Trương Đạo Lăng(3) khởi xướng, và một phái nghiêng về tu tiên luyện đan (đan đỉnh ) mà ta có thể gọi là "Đạo giáo thần tiên" do Cát Hồng(4) đại diện. Phái "" còn có cái tên là "Chính nhất ", chủ trương dùng phép thuật để trừ tà trị bệnh; phái này phát triển mạnh ở phương Nam (Nam Thiên đạo sư), đặc biệt là trong dân gian, với những Đạo sĩ không cần xuất gia. Phái "thần tiên" còn có tên là "Toàn chân , chủ trương tu tiên, luyện đan để kéo dài tuổi thọ tới mức "trường sinh bất tử"; phái này phát triển mạnh ở phương Bắc (Bắc Thiên đạo sư), chủ yếu trong giới thượng lưu, với những Đạo sĩ, Đạo cô sẵn sàng rời gia đình để rong du ngoài cõi... Ở Việt Nam, những hiện tượng liên quan tới Đạo giáo được ghi lại không ít trong Lý hoặc luận(5) của Mâu Tử hoặcAn Nam chí lược(6) của Lê Trắc. Nhiều Đạo sĩ tên tuổi còn truyền mãi tận ngày nay: Thông Huyền(7), Hoàn Nguyên(8), Huyền Vân(9) v.v.
Đặc biệt sách Kê song xuyết thập 雞 窗 綴 拾 mà hậu thân của nó là Hội chân biên 會 真 編 (10) đã lên một
danh mục gồm 27 vị "tiên Việt Nam" qua 25 truyền thuyết Đạo giáo, trong đó có 13 tiên ông và 14 tiên nữ, với các Đạo tổ, Chân nhân, Thánh mẫu, Tiên nương, Tiên tử...(11).

Có thể thấy Đạo giáo đã có ở Việt Nam từ rất sớm, được người nước ta tiếp thu theo cách thức riêng của mình và dần dần trở thành một bộ phận khăng khít trong truyền thống văn hóa dân tộc.

Đối với tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam,
Đạo giáo đã có những ảnh hưởng sâu sắc. Dễ dàng nhận thấy dấu ấn của nó ở các sách như Việt điện u linh (với các truyện: Thái úy trung tuệ
Vũ Lượng công;

ứng thiên hóa dục nguyên trung hậu thổ địa kỳ nguyên quân;

Quảng Lợi thánh hựu uy tế phu ứng đại vương;

Tản Viên hựu thánh khuông quốc hiển ứng đại vương;

Thiện hộ linh ứng chương vũ quốc công;

Lợi tế linh thông huệ tín đại vương...);

Nam ông mộng lục (với các truyện:
Tăng đạo thần thông;
Tấu chương minh nghiệm;
áp lãng Chân nhân);
Lĩnh Nam chích quái (với: Hồng Bàng thị truyện;

Ngư Tinh truyện;

Hồ Tinh truyện;

Mộc Tinh truyện;

Tân Lang truyện

Nhất Dạ Trạch truyện;

Đổng Thiên Vương truyện;
Việt Tỉnh truyện);

Truyền kỳ mạn lục

(với: Trà Đồng giáng đản lục;
Long Đình đối tụng;
Từ Thức tiên hôn lục;
Phạm Tử Hư du Thiên Tào lục;
Na Sinh tiều đối lục...);
Truyền kỳ tân phả
(với: Vân Cát thần nữ lục; Bích Câu kỳ ngộ);
Thánh Tông di thảo
(với: Mai Châu yêu nữ truyện;
Thiềm thừ miêu duệ ký;
Nhị nữ thần truyện;
Hoa Quốc kỳ duyên;
Ngư gia chí dị;
Dương phu truyện;
Trần nhân cư Thủy Phủ;
Lãng Bạc phùng tiên;
Mộng ký;
Thử Tinh truyện;
Nhất thư thủ thần nữ...);
Đào hoa mộng ký, v.v.(12).


Đạo giáo đối với tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam 2




Đạo giáo đối với số tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam kể trên, nhất là loại tiểu thuyết truyền kỳ, chí quái chủ yếu thể hiển trên ba mặt:
cấu trúc tác phẩm,
xây dựng nhân vật,
thiết kế môi trường.

1. Cấu trúc tác phẩm:

2. Hãy lấy truyện Từ Thức tiên hôn lục trong Truyền kỳ mạn lục làm một thí dụ.
3. Có thể bóc tách truyện này ra thành mấy yếu tố như sau:
- Từ Thức trẩy hội xem hoa mẫu đơn.
- Giúp một thiếu nữ thoát nạn.
- Đến cõi tiên, lấy vợ tiên.
- Nhớ nhà, rời tiên cảnh và không bao giờ còn trở lại được nữa.
Các yếu tố vừa nêu cùng trật tự sắp xếp của chúng tương ứng với một hệ thống ý nghĩa nằm ở tầng sâu tác phẩm:
- Người sống trong nghịch cảnh cảm thấy thiếu thốn một cái gì đó hoặc về vật chất, hoặc về tình cảm, hoặc về tinh thần.
- Nhờ vào ngoại lực để đạt nguyện vọng.
- Sau một lịch trình gian khổ, nguyện vọng được thỏa mãn tối đa.
- Hạnh phúc bị tuột mất.
Kiểu cấu trúc này rất gần gũi với kiểu cấu trúc của truyền thuyết
4. Đạo giáo Hoàng Sinh Chân nhân trong Kê song xuyết thập, sau được chép lại ở Hội chân biên:

5. "Hoàng Sinh Chân nhân người Hóa Châu, họ Từ tên Thức, làm Tri huyện Tiên Du vào khoảng năm Quang Thái đời Trần Thuận Tông. Bấy giờ tại một ngôi đên nổi tiếng thuộc huyện bên đang mở hội xem hoa, ngựa xe chen chúc.

Dưới khóm mẫu đơn có một thiếu nữ tinh nghịch, với tay kéo mấy cành hoa, không may làm rụng vài đóa, bị người trông coi bắt giữ.
Vừa lúc ấy Từ Thức đến, ông bèn cởi chiếc áo cừu của mình ra để chuộc lỗi cho cô gái.

Họ Từ vốn thích cảnh núi sông. Làm quan chưa bao lâu, ông xin từ chức để rong chơi miền Tống Sinh, Nga Sinh... Rồi một hôm không hẹn mà tới động Bích Đào, vách núi sừng sững.

Họ Từ làm một bài thơ định đề lên vách động. Bỗng cửa động mở, một tiểu đồng bước ra mời ông vào.

Họ Từ hỏi duyên do. Qua lời tiểu đồng, ông mới hay cô gái gặp ở hội hoa dạo trước chính là Giáng Hương, vị tiên nữ ở động này.
Lưu lại đây một thời gian, họ Từ đắc đạo (...). Ông rời động tiên đến Hoàng Sinh thuộc huyện Nông Cống, rồi không rõ đi đâu..."

Nếu gọi cấu trúc câu chuyện nằm trên bề nổi của truyền thuyết Đạo giáo là bản sự (tức bản thân sự việc, câu chuyện nguyên mẫu) và cấu trúc ý nghĩa nằm dưới tầng sâu của truyền thuyết Đạo giáo
(tức tư tưởng Đạo giáo, chủ đề nguyên mẫu), thì Từ Thức tiên hôn lục chỉ khác Hoàng Sinh Chân nhân về bản sự, còn bản ý thì vẫn giữ nguyên
.
Hay nói rộng ra, khi một truyền thuyết Đạo giáo được chuyển hóa thành tiểu thuyết, bản sự thường khả sửa lại, còn bản ý thì lại tương đối ổn định.
Để làm sáng tỏ điều này, ta thử phân tích thêm một tác phẩm tiểu thuyết chữ Hán nữa:

truyện Bích Câu kỳ ngộ trongTruyền kỳ tân phả.
Khi còn ở dạng truyền thuyết Đạo giáo, câu chuyện được ghi lại như sau:

"An Quốc Chân nhân họ Trần tên Uyên, người thôn Thịnh Quang. Sau khi cha mất, nhà nghèo, ông tìm tới gò đất Kim Quy thuộc phường Bích Câu làm một thư phòng để ở. Sau khi đến chơi chùa Ngọc Hồ, gặp một thiếu nữ áo hồng đi qua rồi bỗng dưng sửa lại mất.
Ông biết là thần tiên có ý trêu mình đây, bèn phất tay áo trở về. Từ đó, những khi học hành rỗi rãi, ông thường ao ước được gặp lại người đẹp thuở xưa.
Chợt một hôm người thiếu nữ kia giáng xuống trước sân nhà, hình dáng vẫn y như ngày nọ.
Ông vồn vã đón chào.

Thiếu nữ nói: "Em là Hà Giáng Kiều, tiên ở Nam Nhạc. Vì chàng có duyên với đạo, đáng truyền cho bí quyết luyện đan, nên em vâng lệnh đến đây để giúp chàng".
Ông vui mừng theo học, được ba năm thì đắc đạo. Bấy giờ có hai con hạc trắng ngậm thư bay tới đón ông cùng vợ và con trai là Trân cưỡi hạc bay lên trời giữa ban ngày..."
(xem Hội chân biên, Q. Càn, An Quốc Chân nhân và Q. Khôn, Giáng Kiều tiên tử.
Truyền thuyết Đạo giáo này nguyên được chép ở Bích Câu đạo quán lục).
Sang tiểu thuyết truyền kỳ Bích Câu kỳ ngộ, bản sự của truyền thuyết Đạo giáo trên đã từ 2 đơn nguyên phát triển thành 3 đơn nguyên:
Đơn nguyên 1:
- Tú Uyên trẩy hội Vô Già.
- Gặp một thiếu nữ xinh đẹp.
- Hai bên trò chuyện rất ý hợp tâm đầu.
- Người đẹp bỗng dưng sửa lại mất.
Đơn nguyên 2:

- Tú Uyên nhớ nhung.
- Thần đền Bạch Mã giúp kế.
- Tú Uyên kết duyên cùng Giáng Kiều.
- Giáng Kiều bỏ chàng về trời.
Đơn nguyên 3
:
- Tú Uyên nhớ vợ, sầu đau.
- Thần Bạch Mã lại giúp kế.
- Giáng Kiều trở lại chốn nhân gian với chồng.
- Hai vợ chồng và con cùng về cõi tiên.

Trong khi đó thì bản ý, qua 3 lần khát khao, 3 lần thỏa mãn... đều vẫn vậy, không ra ngoài chủ đề tư tưởng Đạo giáo, một phái sinh của Đạo Lão, coi cảnh đời như mây nổi,
có đấy rồi không đấy,
hết hợp lại tan,
hết tan lại hợp,
chỉ có cõi tiên mới đạt tới hạnh phúc vĩnh hằng...

Đạo giáo đối với tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam 3

2. Xây dựng nhân vật:
Đạo giáo đối với tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam còn thể hiện trong việc xây dựng hình tượng nhân vật
.
Sách Đạo giáo chép: "Kìa như người tiên, lấy thuốc để dưỡng sinh, lấy thuật số để kéo dài tuổi thọ, khiến cho bên trong bệnh tật không phát sinh, bên ngoài tai nạn không xâm nhập, tuy sống lâu không chết mà thân hình vẫn trẻ mãi như xưa, nếu biết đạo thuật thì chẳng có gì là khó" (Bão Phác Tử nội thiên. Luận tiên)(13) .
Hoặc chép: "Người tiên có kẻ thót lên mây, không cánh vẫn bay được; có kẻ cưỡi rồng mây đến cõi trời; có kẻ bay lượn trên danh sinh; có kẻ ăn nguyên khí; có kẻ nhá cỏ chi; có kẻ tới lui cõi nhân gian mà không người biết; có kẻ tàng ẩn thân hình nên chẳng ai hay" (Thần tiên truyện. Bành Tổ truyện)(14). Đây là phát triển những ý cơ bản vốn có trong thiên Tiêu dao du ở sách Trang Tử khi nói về đặc điểm của

Chân nhân: "Không ăn ngũ cốc, chỉ hít gió uống sương, cưỡi rồng mây mà rong chơi ngoài bốn biển" (Bất thực ngũ cốc, hấp phong ẩm lộ, thừa vân khí, ngự phi long nhi du hồ tứ hải chi ngoại).

Nói rút lại, thần tiên có hai đặc trưng, một là trường sinh bất tử, và hai là thần thông quảng đại, phép thuật cao cường. Hai đặc trưng đó của Đạo giáo khi vào tiểu thuyết, được thể hiện qua hai loại hình tượng nhân vật: thần tiên trần tục hóa và người tục thần tiên hóa.
a. Thần tiên trần tục hóa như Giáng Hương
(Truyền kỳ mạn lục. Từ Thức tiên hôn lục), Nữ thần (Thánh Tông di thảo.Nhất thư thủ thần nữ,Quỳnh Nương
(Truyền kỳ tân phả. Vân Cát thần nữ), Giáng Kiều (Truyền kỳ tân phả. Bích Câu kỳ ngộ) v.v.

Họ đều thuộc dòng giống thần tiên, người nào cũng phép thuật cao siêu, thần thông sửa lại hóa. Quỳnh Nương thì: "nói xong, vụt lên trên không đi mất. Từ đó tung tích như mây nổi lưng trời, không cố định ở đâu cả.
Có khi giả làm gái đẹp thổi ống tiêu ở dưới trăng;
có khi hóa thành bà già tựa gậy trúc ở bên đường". Giáng Kiều thì "vẩy cái cành hoa vẽ ở trong bức tranh, sửa lại ra thành hai thị nữ, sai sửa soạn cơm nước"... Vì nhiều duyên cớ khác nhau, họ đến cõi trần làm người thế tục, cũng xây dựng gia đình, cũng sinh con đẻ cái, cũng có đủ cả bảy thứ tình cảm như những người sống trên hành tinh của chúng ta vậy.


b. Người tục thần tiên hóa như Đạo sĩ họ La
(Nam Ông mộng lục. áp lãng Chân nhân),
Chử Đồng Tử
(Lĩnh Nam chích quái. Nhất Dạ Trạch), Từ Thức (Truyền kỳ mạn lục. Từ Thức tiên hôn lục), Chu Sinh (Thánh Tông di thảo. Hoa Quốc kỳ duyên), cô gái làng Thanh Khê
(Thánh Tông di thảo. Dương Phu truyện), v.v. Mỗi một nhân vật như thế, đều có một địa chỉ "xác thực": Đạo sĩ họ La sống trên một ngọn núi gần cửa biển Thần Đầu;
Chử Đồng Tử người hương Chử Xá, con trai của
Chử Vi Vân; từ Thức người Hòa Châu,

được bổ làm Tri huyện Tiên Du, v.v. Nhờ gia công tu luyện, họ đều có phép màu và trở thành tiên cả.

Chử Đồng Tử dựng cây gậy rồi úp chiếc nón lá lên, sửa lại thành lâu đài. Cô gái làng Thanh Khê sau khi chết, đã trút xác lại và sửa lại thành con ngỗng vàng mỏ ngậm cành hoa bay lên trời, v.v.
c. Một số nhân vật trong tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam đã thể hiện quan niệm sống chết của Đạo giáo.
Hoặc thể xác và linh hồn đều sống mãi, như vị tiên thổi địch mà vua Lê Thánh Tông từng gặp ở hồ Lãng Bạc
(Thánh Tông di thảo. Lãng Bạc phùng tiên),
hay Đạo Cô ở đình Vọng Nguyệt, núi Tam Đảo
(Đào hoa mộng ký). Họ đã "sống thọ không biết mấy nghìn tuổi, thường cưỡi mây đạp khói sửa lại hiện vô chừng"
(Đào hoa mộng ký).
Hoặc chết đi rồi sống lại theo nguyên hình, hay chuyểnsangmột dạng sống khác. Sách Đạo giáo nói: "Uống thuốc kim đan, làm cho thân thể phân giải là cách tốt nhất, có thể thay đổi tên họ, trở về quê hương". Hoàng Văn Bào trong Tái sinh sự tích là một nhân vật gần như vậy. Sau khi chết đi, chàng đầu thai ở một địa phương khác, theo nguyên hình. Nhưng thường gặp hơn trong tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam là sau khi chết, hóa thành vật khác.
Sách Bão Phác Tử chép: "Thời cổ, người thành tiên có kẻ mọc cánh trên mình, sửa lại hóa, phi hành, mất hẳn gốc người, đổi ra hình khác, giống như chim sẻ sửa lại thành con hến vậy". Sách này còn nói: "Người là giống tối linh, nhưng nam nữ hình dạng khác nhau, hóa thành hạc, thành đá, thành hổ, thành vượn, thành cát, thành ba ba lại không phải ít.

Đến như núi cao sửa lại thành chằm, hang sâu sửa lại thành gò, đấy đều là sự sửa lại hóa của các vật lớn". Trong truyện trầu cau ở Lĩnh Nam chích quái, ba nhân vật Tân, Lang và cô gái họ Lưu sau khi chết, sửa lại thành cau, vôi và trầu, cũng là để cho mối tình anh em, chồng vợ keo sinh của họ trở nên vĩnh cửu hóa, theo quan niệm Đạo giáo.

Đến đây ta nhớ hai câu thơ của Bạch Cư Dị trong
Trường hận ca:"Thiên trường địa cửu hữu thời tận; Thử hận miên miên vô tuyệt kỳ". Nhiều truyện trong Truyền kỳ mạn lục, người sau khi chết sửa lại thành hồn ma để trăng gió với người đời, hoặc để gặp người yêu, hoặc hóa thành quỷ dữ để báo thù... đều là viết dưới ảnh hưởng quan niệm sống chết của Đạo giáo. Đến như các truyện
Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh... trong
Lĩnh Nam chích quái cũng vậy thôi, khác chăng là ở chỗ chúng thuộc phía nhân vật phản diện. Cho nên Sinh Nam Thúc khi bình luận về chuyện
Chồng dê trong Thánh Tông di thảo đã viết: "Trong khoảng trời đất, hết thảy giống bay, giống lặn, giống chạy, giống náu tuy là vật mà không phải là vật.

Những giống ấy hoặc là duyên xưa chưa hết, hoặc vì oán cũ chưa tan, có khi đội lốt để tìm nhau, có khi thoát hình sửa lại hóa (...) Ta nên lựa tâm xét kỹ, không nên coi giống vật là vật". Đấy cũng là cách nhìn của Đạo giáo về mặt sống chết, hóa thân.


Đạo giáo đối với tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam 4

3. Thiết kế môi trường:

Từ xưa Thái Thượng Lão Quân tổ của đạo giáo thần tiên đã đưa ra những triết lý bất hủ về bảo vệ môi trường, thiên nhiên và cuộc sống con người để tất cả các sinh linh, động vật, thực vật trên trái đất giữ được màu xanh và sự sống lâu dài. Theo đó mà hành đạo. Đắc đạo trường sinh bất tử. Con người, động vật, thực vật, đều có sinh mệnh nên đều có thể tu luyện mà thành đạo.
Cứ theo lòng dạ mà suy, trong cõi u hiển có ba bộ phận liên quan với nhau. Trên là tiên, giữa là người, dưới là quỷ. Người thiện được hóa thành tiên, tiên bị biếm trích lại trở thành người, người ác bị hóa thành quỷ, quỷ làm điều phúc lại trở thành người.
Quỷ bắt chước người, người bắt chước tiên, xoay vòng qua lại, cứ vậy mà suy. Đấy là sự cách biệt nho nhỏ giữa cõi u và cõi hiển (Đào Hoằng Cảnh: Chân cáo)(15).
Tác giả tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam cũng có người quan niệm như vậy: "Nay ta bảo cho anh biết: trong khoảng trời đất báo ứng luân hồi, chỉ có hai loại thiện và ác. Người chăm làm thiện, tuy hãy còn sống, tên đã ghi ở Đế Đình; người hay làm ác, không đợi đến chết, án đã thành ở Địa Phủ"
(Truyền kỳ mạn lục. Phạm Tử Hư du Thiên Tào lục).
Cõi tiên gồm 36 tầng trời, 10 châu, 3 đảo, trong đó có 10 động thiên lớn, 36 động thiên nhỏ và 72 phúc địa.
Trên đất thì là động tiên (hang động trong núi); trên biển thì là đảo tiên (Bồng Lai, Phương Trượng). Đây cố nhiên là không gian do các đạo sỹ Đạo giáo, nhưng nó đã cung cấp đất dụng võ cho tiểu thuyết, nhất là tiểu thuyết truyền kỳ, chí quái.
Nhiều cây bút đã cố sức làm nổi bật vẻ đẹp của cảnh tiên và hạnh phúc toàn vẹn của cuộc sống thần tiên.

Ví dụ cảnh tiên ở cửa bể Thần Phù trong truyện Từ Thức: "Bám bíu trèo lên thì mỗi bước mỗi thấy rộng rãi. Lên đến ngọn núi thì bầu trời sáng sủa.

Chung quanh toàn là những lâu đài nguy nga, mây xanh ráng đỏ bám ở lan can, cỏ lạ hoa kỳ nở đầy trước cửa. Sinh nghĩ nếu không phải là chỗ đền đài thờ phụng, tất là cái xóm của những bậc lánh đời, như những nơi suối Sậu nguồn Đào chẳng hạn.

Rồi chợt thấy có hai người con gái áo xanh bảo nhau rằng: "Lang quân nhà ta đã đến!" Đoạn họ chạy vào nhà báo tin, một lúc đi ra nói: "Phu nhân chúng tôi sai mời chàng vào chơi". Sinh đi theo họ vào, vòng quanh một bức tường gấm, vào trong một khung cửa son, thấy những tòa cung điện bằng bạc đứng sừng sững, có những tấm biển đề "Điện Quỳnh Hư", "Gác Dao Quang".
Trên gác có bà tiên áo trắng ngồi trên một cái giường thất bảo đặt bên một cái giường nhỏ bằng gỗ đàn hương, mời Sinh lên ngồi"... "Rồi đó, mặt trời gác núi, các khách khứa ra về hết"... Mọi vật như đều tan sửa lại, chỉ còn lại sự cực lạc của hạnh phúc lứa đôi giữa Từ Thức với Giáng Hương.

b. Thời gian trong tiểu thuyết chữ Hán

Đạo giáo đôi lúc là thời gian tâm lý. Chẳng hạn Từ Thức sống ở cõi tiên được một năm, khi trở về nhà, thấy "vật đổi sao dời, thành quách nhân gian, hết thảy đều không như trước nữa, duy có những cảnh núi khe là vẫn không thay đổi sắc biếc màu xanh thuở nọ.

Bèn đem tên họ mình hỏi thăm những người già cả thì thấy có người nói: "Thuở bé tôi nghe ông cụ tam đại nhà tôi cũng cùng tên họ như ông,
đi vào núi đến nay đã hơn 80 năm rồi, nay đã là năm thứ 5 niên hiệu Diên Ninh đời vua thứ ba triều Lê". Vậy là một năm ở cõi tiên dài bằng 80 năm nơi trần thế !
Cũng có lúc ranh giới thời gian bị xóa nhòa hoàn toàn, như ở truyện Bích Câu kỳ ngộ: "Buổi chiều hôm ấy bày tiệc rượu đủ các hoa quả, trải chiếu giữa sân, Giáng Kiều ăn vận tề chỉnh, cùng Tú Uyên ngồi xem trăng. Chợt trông vào chỗ vách, chàng thấy lâu đài nhà cửa đều như gấm, như ngọc, hạnh đào đỏ tươi, cảnh giới khác nơi trần thế; mai vàng mận tía, phong quang như ở cõi trời.
Một lát sau thấy Tiên Dung Công chúa và Ngụy Giáng Hương từ trên mây xuống, các tiên khác lục tục đến sau, có đến hơn trăm vị". Như ta biết, Công chúa Tiên Dung người thời Hùng Vương; Giáng Hương vợ Từ Thức người thời nhà Trần; còn Giáng Kiều và Tú Uyên sống vào thời Hồng Đức, vậy mà họ có thể vượt qua mọi cách bức của thời gian để hội ngộ với nhau trên cùng một chiếu!

Nhưng Đạo Lão và phái sinh của nó là Đạo giáo không phải không có những điểm khả thủ mà ngày nay, với tinh thần gạn đục khơi trong, chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu.
Riêng đối với tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam, Đạo giáo đã kích thích óc tưởng tượng của người cầm bút trên con đường đi tìm cái đẹp trong cuộc sống con người, làm cho con người trở nên ngày một hoàn thiện hơn, hưởng thụ được nhiều mỹ cảm văn học hơn.
Đối với sự phát triển của thể loại văn học nước ta, chính Đạo giáo cũng đã góp phần dẫn dắt tiểu thuyết đi từ bút ký, đến chí quái, truyền kỳ và một vài thể loại khác nữa như diễm tình, công án...


CHÚ THÍCH

(1) Thần tiên:
chỉ những người tu luyện thành công, có thể vượt ra khỏi vòng sinh tử, với khả năng sửa lại hóa khôn lường
. Sách Thiên ẩn tử. Thần giải chép

"ở người gọi là nhân tiên, ở trời gọi là thiên tiên, ở đất gọi là địa tiên, dưới nước gọi là thủy tiên, có khả năng sửa lại hóa gọi là thần tiên"

(2) Phương thuật:

tức "phương tiên chi thuật", gồm thiên văn(chiêm hậu, chiêm tinh), y học (vu y), thuật thần tiên, chiêm bốc, tướng số, độn giáp, kham dư... Các môn "luyện đơn thái dược", "phục thực dưỡng sinh", "tế tự quỷ thần", "kỳ nhương cấm chú"... về sau đều được Đạo giáo tiếp thu, trở thành những phương pháp tu luyện, tế độ quan trọng.

(6) An Nam chí lược:

tác phẩm của Lê Trắc, tự Cảnh Cao, người Đông Sinh, Thanh Hóa, không rõ sinh và mất năm nào. Theo khảo cứu của Trần Kinh Hòa, sách An Nam chí lược đại khái được soạn xong trong khoảng năm 1285-1307, sau đó lại tiếp tục bổ sung, mãi đến năm 1339 mới thực sự kết thúc (x. Bd. An Nam chí lược của ủy ban phiên dịch sử liệu Việt Nam thuộc Viện đại học Huế, 1961, tr.XIII).

Sách An Nam chí lược có không ít những ghi chép liên quan tới Đạo giáo Việt Nam. Như ở Q.1, khi viết về núi Tiên Du: "Có hòn đá bàn thạch, dợn có đường gạch như bàn cờ, tương truyền rằng: xưa có tiên đánh cờ ở đó" (Sđd, tr.33);

khi viết về núi Yên Tử: "... Đại sư là Lý Tư Thông có dâng lên vua Hải nhạc danh sinh đồ và vịnh thơ tán: Phúc địa thứ tư tại Giao Châu là Yên Tử: "... Tiên cưỡi loan qua ngồi cảnh tịnh, Người xem rồng xuống giỡn đầm xanh" (Sđd, tr.34).

Khi viết về núi Đà Kỹ: "Có một khoảng đất vườn, ở sát bờ biển, sinh ra thứ đá đen như hình con cờ, hình sắc thật đẹp, đáng yêu. Ta (chỉ Lê Trắc - TN) thường ra chơi, gặp ông già nói rằng: "Cách đây hơn một trăm dặm, lại có sản xuất con cờ đá trắng". Tục truyền rằng: người tiên thường đánh cờ vây ở đó" (Sđd, tr.36);
khi viết về Sùng Sinh: "Thẩm Thuyên Kỳ, đời nhà Đường bị đày qua đất Hoan Châu (tức Nghệ An ngày nay - TN), có làm bài Sùng Sinh hướng Việt Thường thi: "... Tạo hóa công thiên hậu, Chân tiên tích lũy lâm..." (... Tạo hóa riêng hậu đãi, Thiên nhân thường giáng lâm - TN) (Sđd, tr.37).

Hay khi viết về phong tục, có đoạn: "Ngày Nguyên Đán... Các thợ khéo làm một cái đài "Chúng tiên" hai tầng trước điện, một lúc thì cái đài ấy làm xong, vàng ngọc sáng chói. Vua [nhà Trần] ngồi ăn trên đài ấy, các quan làm lễ, trước sau chín lạy, và chín tuần rượu rồi giải tán..." (Sđd, tr.46).
ở Q.15, có chép về Đạo sĩ Hoàn Nguyên: "Nhà nho, lại hoàn tục, lấy cô của vua là bà Thụy Tư, Trần Thái Vương (chỉ Trần Thái Tông - TN) phong làm liệt hầu.

Nguyên thường bắt buộc Thụy Tư theo đúng lễ chính, do đó, vợ chồng bất hòa, rồi Nguyên đi làm Đạo sĩ. Nguyên làm thơ hay, tính ưa ngao du rừng suối, vua cho làm chức Đạo lục, tục gọi là Đạo lục hầu" (Sđd, tr.240).

(7) Thông Huyền: một Đạo sĩ nước ta đời Lý. Sự tích về ông được chép chung với danh tăng Giác Hải trong bài Tăng đạo thần thông ở sách Nam Ông mộng lục.

(8) Hoàn Nguyên: xem lại chú thích 6.
(9) Huyền Vân: Đạo sĩ, người Chí Linh, sống ẩn ở chùa Lệ Kỳ, Ngao Sinh để luyện đan.
Trần Dụ Tông từng mời ông tới để hỏi cách tu luyện và đặt tên chỗ ở của ông là "Huyền Thiên Động" (x. Hội chân biên, Q.Càn).

(10) Hội chân biên: soạn. Quế Hiên Tửl¤ M© M²do Thanh Hòa Tử duyệt. Bàil¤ a° Û® Trùng sinh tự đề năm Tân Hợi, bài Dẫn đề năm Thiệu Trị 7. Sách được in tại đền Ngọc Sơn, Hà Nội, năm Canh Tuất. Qua bài tựa và bài dẫn, ta có thể hình dung quá trình soạn và in sách như sau: không rõ tự bao giờ, đã có một cuốn Kê song xuyết thập.

Đến năm Thiệu Trị 7 (1847), một người hiệu Thanh Hòa Tử thấy Kê song xuyết thập có nhiều mặt chưa đầy đủ, nên nhân lúc "Thánh triều khải vận, chí đạo phương minh = triều thánh mở vận, đạo lớn sáng soi", đã biên tập lại và đặt tên mới cho sách là "Hội chân biên", có vẽ tranh và làm thơ minh họa (Dẫn).

Nhưng rồi phải đợi đến tháng 4 năm Canh Tuất (1910), bản thảo mới được đền Ngọc sơntổ chức khắc ván in, những mong "vãn phong hội ư tương lai, chấn đồi ba ư ký đảo" = vãn hồi phong hội cho tương lai, chấn hưng con sóng " (Trùng sinh tự), nhằm khơi dậy tinh thần yêu nước chống Pháp trong nhân dân ta. Tháng 9 năm Tân Hợi (1911) sách in xong, bèn thiết đàn cầu cơ tại Đa Ngưu (Văn Giang, Hải Dương),

lấy giáng bút của "tiên Liễu Hạnh" làm tựa đề cho lần xuất bản (Hội chân biên hiện được in trong Việt Nam Hán văn tiểu thuyết tùng sinh, Tập II, gồm 5 quyển, 20 truyện, do Chan Hing - ho, Trịnh A Tài và Trần Nghĩa đồng Chủ biên, Học viện Viễn đông Bác cổ Pháp xuất bản, Học sinh thư cục Đài Loan ấn hành năm 1992. Hội chân biên in ở cuối Q.5).

(11) Xem Hội chân biên, Q.Càn và Q.Khôn.
(12) Xem Tổng tập tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam gồm 4 tập, do Trần Nghĩa chủ biên, Nxb. Thế giới, Hà Nội - 1997. Các đoạn dẫn về tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam bên dưới, đều trích từ Tổng tập tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam.

(13), (14), (15) Xem Thân Tải Xuân: Đạo giáo và truyền kỳ đời Đường, Bd. của Thọ Nhân, Tạp chí Hán Nôm, số 4-1998.





--VIỆT NAM GỐC TỔ CON RỒNG CHÁU TIÊN.
LINH HIỂN CỦA CÁC VỊ THẦN TIÊN VÀ LỄ NGHI--











SỰ TÍCH ĐỨC THÁNH TRẦN




Xưa kia trời Nam mở vận nước Nam thuộc sao Dực, sao Trẩn, phương bắc thuộc sao đẩu sao ngưu. Kinh Dương Vương vâng lệnh vua cha làm chủ bách Việt, chọn Nghĩa Lĩnh trùng tu điện Miếu, Lạc Long Quận lấy Âu Cơ tiên nữ ở Động LInh Hồ. Do nhìn trên núi có đám mây ngũ sắc mà có thai, đến kỳ sinh ra 1 cái bọc.Bọc vỡ nở ra 100 con trai, đều là các bậc anh tài cái thế đức độ hơn người.

Một hôm Lạc Long Quân nói với Âu Cơ ta là giống Rồng nàng là giống Tiên, thủy hỏa tương khắc. Tuy có con nhưng chúng đã lớn không thể sống cùng nhau được. Ta đưa 50 con xuống đầu nguồn sông bể nàng đưa 50 con lên trấn trị núi non thung lũng.

Mỗi khi gặp hoạn nạn sẽ cấp báo để hỗ trợ cho nhau. Và nhà nào có phúc ăn ở lương thiện thì được các thần đầu thai làm con.

Đến đời Hùng Vương thứ 18 cơ đồ nhà Hùng đã hết Ngọc HOàng sai Thái Bạch Kim Tinh Tản Viên Sơn Thánh, xuống đưa cha con Vua Hùng về trời nhường ngôi cho An Dương Vương, và trải qua các triều đại đến triều Trần.


Sách Việt Điện U Linh chép.


Thời kỳ đầu của nhà Trần ở địa phận sao dực, sao chẩn có 1 dải khí bốc lên trời.


Thần Tản Viên thấy thế biết tới đây sẽ có nạn ngoại xâm do yêu nghiệt gây nên, bèn bay về trời tâu lên Ngọc Hoàng Thượng Đế.

Thượng Đế hỏi ai có thể vì trẫm quét sạch dải khí đó sẽ cho mang theo phi thần kiếm, cờ ấn, tam bảo của Thái Thượng Lão Quân, ngũ tài của Thái Công giáng hạ vào nhà thân vương làm 1 vị danh tướng khi mất trở thành phúc thần không.

Bấy giờ có thanh tiên đồng tử đang hầu cạnh Thái Thượng Lão Quân luyện đan và pháp thuật xin đi, và được đầu thai tại nhà Đoan Túc phu nhân. Khi sinh ra trong nhà tràn ngập hương thơm và ánh sáng.


SÁng hôm sau có 1 vị đạo sỹ coi thiên văn thấy có 1 vị tướng tinh rơi xuống liền đến xem mặt, khi nhìn thấy vị đạo sỹ vội lui xuống bái lạy và nói người này tốt lắm về sau cứu nước cứu đời làm sáng sủa non sông năm châu bốn biển.


Đó chính là
Trần Triều Hưng Đạo Đại Vương ba lần đánh tan quân nguyên lừng danh nức tiếng... Và khi dẹp giặc xong ngài hóa trở về trời được Ngọc HOàng sắc lệnh phong là Cửu Thiên Vũ Đế với xứ mệnh diệt trừ yêu ma tà đạo ở ba cõi. Chỉ đứng dưới Ngọc HOàng.
Thượng giới (Thiên Đình)
Trung Giới (Nhân Gian),
Hạ Giới (Địa PHủ),

ngài là thánh là tiên giáng trần cứu dân lành, sau khi hoàn thành xứ mệnh dẹp yên bờ cõi trừ bọn yêu ma trở về cõi tiên và được phong đế ngài tiếp tục hiển hóa giáng trần và giúp dân giúp nước Việt Nam dòng dõi Rồng Tiên.

Nhân gian có việc thỉnh ngài bảo hộ khấn.


"Cửu Thiên Vũ Đế
Hóa thân vi tam giáo.
Tứ sinh lục đạo
Hữu cảm tất phù
Tam giới thập phương
Vô cầu bất ứng
Nam quốc hiển linh
Tài đạo lưu vạn kiếp
Hương hỏa hiển thánh
Tích vu vân động
Khai sơn hộ giáo
Linh Ứng đại vương
Thiên lôi thượng tướng
Cảnh hóa phù hựu đế quân
Cửu thiên vũ đế
Hưng hành diệu đạo thiên tôn".
































TÂN MÙI NIÊN CỬU SƠ NGUYỆT THẬP NHẬT

TRẦN TRIỀU HIỂN THÁNH


Huấn thị:



Nước Nam sao hay chuộng quỷ

Thì Nguyên nhân là ý làm sao
Thần Tiên linh ứng trên cao
Mà sao không tấu, đi cầu cúng vong
Nắng mưa thay đổi bao điều
Đến nay sự tích lịch triều còn biên
Phía tâyThánh tản viên Bất Bạt
Miền Thanh kia phố cát đền sòng
Hương Sơn kia thực Hà Đông
Sóc sơn Phù Đổng xoay vòng càn khôn
Tiên Ông Đồng tử giáng thôn
Tự nhiên bãi ấy nổi cồn vẫn nguyên
Thần tiên năm hướng giáng linh
Còn các tích kể mình không siết
Nói qua loa cho biết căn do
Làng nào cũng có đình to
Hương đăng khói phụng lễ cầu uy nghi
Người thì khấn phù từ ứng hộ
Người thì cầu phúc thọ khang ninh
Ai Tâm Tĩnh dốc lòng thành
Ất là hiển ứng anh linh rất nhiều
Còn những bậc công triều trong nước
Vẫn miếu đền từ trước nguy nga
Bái sùng chẳng những nước nhà
Người ngoài ngự hộ cũng là kính tôn
Lại bàn đến tôn môn tam giáo
Nghiên cứu ra một đạo mà thôi
Là do Tiên Thánh trên Trời
Hiện ra ba đạo để người liệu tu
Đạo nào cũng có Kinh thư
Đều dạy con người tu đức luyện thân
- Thích Thiền răn Ái, Dục, Tham, Sân
- Nho khuyên bát mục ngũ luân vạn toàn
- Đạo tiên khuyên luyện rèn tâm tính
Tu làm sao Thần chính trường sinh
Hạ trần truyền bá sách kinh cứu người
Cũng do người điêu bạc đảo điên
Thực là vô ích nhân quần lắm thay
Nay phong tục mỗi ngày mỗi tệ
Mượn Thánh Thần ra để kiếm ăn
Điện đài trống phách tập tành
Nghêu ngao câu kệ câu kinh làm nhàm
Bảo cầu độ âm dương cực lạc
Đặt bày ra lắm nhạc hầu ca
Gạo tiền lụa vải vịt gà
Thuyền bè voi ngựa phí đà biết bao
Hỏi âm luật thế nào không biết
Hỏi luân hồi chuyển kiếp không hay
Lạ sao lắm kẻ ngu thay
Nghĩ rằng có tội làm chay cúng cầu
Hoang phí đến trăm ngàn không ngại
Thực đem tiền mua cái dại thân
Để cho sư sãi thầy bà
Lòng tham bày lễ tiền là của dân
Thói chuộng quỷ nguyên nhân đâu thế
Nên người ngoài khing rẻ mình lo
Càng ngày cái dại càng to
Gái trai già trẻ cũng co một đường
Nay Tiên Thánh rộng thương con đỏ
Tàn xin cho mở có thiện đàn
Mượn tay kê bút giáng loan
Thi ca huấn dụ bảo ban rạch ròi
Mong nhân thế cấp hồi tâm lại
Khỏi mang điều ngu dại bấy nay
Tiện đây ta bảo cho hay
Ngàn năm có lễ hội này mở đâu
Các con đã quy đầu Tiên Thánh
Học kinh truyền mà luyện lấy tâm
Ăn ở hợp đạo cao thâm
Ấy là thần thánh chiếu lâm đó rồi
Đừng như trước nhịp sai mà luyện
Tay nhịp dang mà miệng chầu văn
Bảo là đạo pháp thánh thần
Cầm dao rạch lưỡi xuyên lình qua môi
Ấy phương thuật những loài ma quỷ
Để cho người thấy thế mà tin
Ta đây là bậc Thiên tiên
Nhẽ đâu ngu dại quàng xiên thế mà
Kẻ nghi tín thôi đà không kể
Còn nhân gian tử đệ con nhang
Muốn cầu phú quý thọ khang
Phải đem chiếu chỉ Ngọc Hoàng mà coi
Nay hội cuối là đời mạt kiếp
Bọn cửu lưu lắm chước lạ lùng
Thực là quấy rối nhiều dòng
Sai thù mất cả đạo trung đi rồi
Thêm ngàn nỗi lòng người xô đẩy
Không khác nào nước chảy bèo trôi
Thiên tai động kiếp bời bời
Lòng người thay đổi do trời ở đâu
Ơn Tiên Thánh kêu cầu khẩn thiết
Cứu người qua đại kiếp cơ hàn
Đem linh tâm pháp truyền ban
Thực là muốn cứu muôn vàn sinh linh
Nay thử ngắm thị, thành, thôn, ổ
Những nơi nào đã có thiện đàn
Kinh văn khuya sớm tụng khuyên
Ắt là cũng được bình yên mọi bề
Còn những kẻ rèm pha báng bổ
Vướng tai nàn khốn khổ nhường bao
Biết đâu linh ứng cung tiên
Đã chua vào sổ còn kêu được nào
Người ta ở thiên tào chưởng bạ
Quyền ta coi khắp cả năm châu
Thấy đời lắm nỗi thảm sầu
Vậy đem tiết lộ cơ mầu cho hay
Muốn qua khỏi tai này nạn nọ
Muốn Thánh tiên ủng hộ bình an
Phải tuân lời sắc Ngọc Hoàng
Đem kinh tâm pháp năm chương tụng trì
Câu nào cũng suy đi nghĩ lại
Có lỗi lầm thì phải ăn năn
Nếu mà chỉ tụng qua lần
Khi nào mong được Thánh Thần giáng lâm
Cũng có kẻ thường chăm lễ bái
Nay phủ bà mai lại điện ông
Khấn cầu ngoài miệng rất thông
Nhưng mà đạo thánh trong lòng không ghi
Còn những người quy y phật giới
Đến cửa chùa tay bái miệng tâu
Chỉ cần con thịnh của giầu
Miệng tâu kinh phật một câu không nhầm
Kẻ thì xuất hàng trăm hàng chục
In kinh văn phát khắp mọi nơi
Phật nói lời luân hồi báo ứng
Để mà khuyên giáo hóa người đời
Bỏ mất lời dạy xưa của Phật
Bỏ mất gốc chữ khổ chữ không
Chỉ lo việc xây chùa tạc tượng
Dựa đó vào mà hưởng mà ăn
Áo lụa tằm không chăn mà mặc
Lôi người đời vào lối dị đoan
Ngơ ngơ ngẩn ngẩn kêu oan
Mà quên mất gốc tu an đạo trời
Để mà khuyên hóa người đời
Mà mình mười lỗi cả mười không tu
Kẻ tô tượng làm chùa cầu phúc
Mà trong lòng ác độc không thôi
Sao không biết đạo của trời
Chỉ là ban phúc cho người thiện nhân
Lại lắm kẻ ở ăn càn rỡ
Kinh thánh thần báng bổ rèm pha
Thấy chưa hại đến cửa nhà
Ngỡ rằng tiên thánh cao xa chẳng hề
Biết đâu đã bút phê, sổ chép
Họa tóc tơ ghi hết rõ rành
Chờ khi tội ác quán doanh
Báy giờ bắt xuống âm minh gia hình
Rồi đây đọa súc sinh mọi kiếp
Để đến khi ác nghiệp trần gian
Cháu con khốn khổ tai nàn
Dặt là quả báo tổ tiên di truyền
Thế mới phải lập đàn giải kết
Để cắt quang oan nghiệp xưa nay
Thói thường vẫn gọi đàn chay
Đã ai biết đạo dở hay thế nào
Nay nhân tiện bút đào tứ huấn
Đem phép mầu chỉ dẫn khúc nhời
Người nay sinh ở trên đời
Làm ăn trái lỗi đạo trời chan chan
Ấy nghiệp chướng tiền oan ở đấy
Thực tai ương vớ lấy tại mình
Hoặc là khởi sự tiền thân
Hoặc là tiên tổ ác nhân lưu truyền
Muốn cầu nguyện oan khiên giải thích
Phải lập đàn lễ thánh tụng kinh
Phải tu sớ điệp tâu trình
Âm triều dương phủ thiên đình các nơi
Trong nhà phải thành tâm cầu khấn
Đàn tràng thời trong sạch tôn nghiêm
Thỉnh cầu trong mấy ngày đêm
Kinh văn mấy bộ cần chuyên tụng trì
Chớ khua náo ầm ì chiêng trống
Không thuyền bè súng ống ngựa voi
Hương hoa đủ lễ thì thôi
Cứ gì oản quả, chè xôi mới thành
Bàn phả độ tiên thiên lập đó
Để theo cùng tấu rõ tổ tiên
Bắc Đẩu Biên Nam Tào Giáng ký
Giúp nhân gian ban trí độ trì
Thần Tiên ứng giáng độ trì
Tự nhiên thân nạn tương ly

Thổ Công, Thổ Địa ắt ghi ban tài





















Tứ kinh liễu hạnh thần tiên và quan âm hương tích động





BỘ CHÂN KINH KINH ĐIỂN CỦA THẦN TIÊN










Liễu Hạnh Công Chúa là con gái thứ hai của Ngọc Hoàng và Tây Vương Mẫu.
Bà Chúa Ba là con gái thứ ba của Ngọc Hoàng và Tây Vương Mẫu.
Bà Chúa Ba là em gái của Liễu Hạnh Công Chúa.
Hai Chị em bị phạm luật trời và giáng xuống Việt Nam.

Bà Chúa Ba tu tại Hương Tích Động theo tích cổ đã có hơn ba nghìn năm trăm năm. Khi đầu thai xuống trần để cứu trần để cứu cha. Bà đã móc mắt và chặt cánh tay của mình cứu cha dưới địa phủ cảm động lòng trời, Ngọc Hoàng đã ban pháp bà trở thành nghìn mắt nghìn tay.

Nhân gian gọi là Phật nghìn mắt vì bà từ bi cứu độ bất cứ nơi nào có tiếng kêu than là có hiện thân của bà. Hơn ba nghìn năm nay và gọi là Quan Âm Đại Sỹ cứu khổ cứu nạn muôn vạn người kính mộ bà hiện diện cho Phật Tổ Quan Âm Hương Tích Động, và sự hãnh diện của Việt Nam dòng dõi thần tiên.

Liễu Hạnh Công Chúa là con gái thứ hai và là chị gái của bà Chúa Ba vì lỡ đánh rơi chén ngọc trong ngày hội bàn đào mừng sinnh nhật Tây Vương Mẫu, và ba lần bà giáng hạ hiện thân cứu độ cho những người phụ nữ bất hạnh và những người căn cao số nặng nghiệp kiếp trùng trùng. Những người sinh con cái muộn và lương duyên chẳng được như ý đến cầu xin bà đều được mãn nguyện. Không những như vậy bà còn có những áng thơ bất hủ.

Đối đáp với trạng bùng Phùng Khắc Khoan ba ngày ba đêm không phân thắng bại, bà đại diện cho trí tuệ thương yêu nòi giống và sắc đẹp thần tiên của con người Việt Nam, giúp cho những người phụ nữ được bình đẳng mang trí tuệ cống hiến cho đời và cho gia đình........ nên nhân gian ngưỡng mộ tôn bà là Thánh Mẫu. Mẫu nghi thiên hạ tại Việt Nam.


Và trên đây là những bộ kinh sách thần tiên để lại
từ đời xưa đã bị quên lãng rất lâu.

Người nào có tiên duyên
sẽ được đọc bộ chân kinh này.

Đây là bộ chân kinh gộp lại gọi là bộ Thái thượng Cứu Kiếp Thập Phương.

Kinh Thái Thượng cứu kiếp Thập phương là Bộ kinh pháp. Kinh điển. Linh ứng nhất của trời đất - Là Bảo bối trong giới thần tiên.
Thái Thượng Lão quân hay còn gọi là Đạo Đức Thiên tôn là vị thần tiên tối cao nhất có trước trời đất và vũ trụ, là vị Thần trường sinh bất tử, Thống ngự thiên địa càn khôn. Tạo ra vạn vật của thế gian.
Là vị Thần tiên thần thông quảng đại, có thể biến hóa vạn vật, thần tiên cứu độ cho chúng sinh. Giải cứu cho những kẻ bất hạnh, những người đang chịu khổ, chịu nạn chỉ cần khấn hoặc gọi tên vị thần là Đạo Đức Thiên Tôn thì sẽ được vị thần giúp đỡ. Biến hung thành cát. Có khi vị Thần ở Thiên cung, Địa ngục, khi hạ giáng xuống nhân gian. Hóa thành Tiên đồng, Ngọc nữ, Đế quân, Thánh nhân, Thần tài, Phật thiên y, Công tào, Thần mưa, Thần gió.....
Đạo Đức Thiên Tôn truyền kinh pháp nhằm cứu độ chúng sinh trong cơn hoạn nạn, chịu khổ trên chốn nhân gian và truyền thụ cho những người ở tại Hạ giới có tiên duyên. Học và luyện, nắm giữ được đạo trời có thể kéo dài tuổi thọ, trừ họa được phúc, không làm chuyện độc ác có thể hành đạo. Ngay cả các bậc đế vương cũng thực hành lấy đạo giáo hóa cho dân chúng. Đất nước yên lành. Bình an - Thịnh vượng, các vị chân
nhân tụng kinh và học pháp tu luyện đắc đạo thành tiên truyền rằng:
Như ông Bành Tổ hiểu được phương pháp dưỡng sinh, đắc đạo thành tiên 780 tuổi cơ thể không bị suy lão Ông nói với Thái Nữ 267 tuổi rằng: Một Chân nhân tu đắc đạo có thể nhìn thông Thiên Địa, mắt trái xem thiên cơ, mắt phải xem địa lý. Tai nghe vạn vật, ngăn chặn tai ách cứu độ chúng sinh. Không cánh có thể bay, có thể cưỡi rồng lên chốn Thiên Đình, đi qua lửa, xuyên qua núi cao biển cả, đứng trước chốn đông người không ai biết, ẩn thân vào thảo mộc. Tiêu diêu tự tại cứu tế cho bách tính.
Thái Ất chân nhân nói:
Nhà nào có Kinh này thường tụng tránh được nạn kiếp, bình an và tài lộc tự đến. Người tụng Kinh này sẽ được các thiên thần ở 10 cõi trời hộ thân. Thiên Địa cảm ứng, sau được Ngọc phù Bảo Thần Kim dịch luyện hình, hình thần cùng đạo hợp chân.
Cổ Phật có thi:
Truyền được Thánh đạo dẫn từ hành
Phộ độ quần mê luyện thánh quang
Nếu ngộ tiên thiên Thanh tĩnh đạo
Sống đời trường thọ của kim tiên.

Khổng Tử nói:
Kinh pháp kỳ diệu không thể tưởng
Không đầu, không đuôi lại vô hình
Nếu dùng trực giác mà thấy được
Người trần siêu phàm xuất thế nhân.
Đại Sỹ Quan âm nói:
Ta tụng kinh này cả vạn lần đã được chân đạo. Kinh này là pháp của trời. Người tập chẳng truyền cho hạ sỹ. Thủa xưa ta nhận được Kinh này từ Đông Hoa Đế Quân. Đông Hoa Đế Quân nhận được từ Kim Khuyết Đế Quân. Kim Khuyết Đế Quân nhận được từ Tây Vương Mẫu. Tây Vương Mẫu theo cách truyền miệng không ghi văn tự. Nay ta ghi thành sách mà truyền cho đời. Thượng Sỹ ngộ rồi sẽ lên Thiên Cung. Trung Sỹ tu rồi sẽ thành Tiên ở Nam Cung. Hạ Sỹ học được sẽ sống lâu trên đời, du hành tam giới vào được Kim Môn.
Tử Vi Đại Đế nói:
Cứu khổ thập phương phù Diệu Kinh
Người biết, người tụng, có người không
Linh ứng Thần thông do người tụng
Bên trong huyền diệu ít người hay
Kinh này có chứa Trường sinh tửu
Không biết người phàm uống hay chưa?
Bắc Đẩu tinh quân nói:
Nhà nào có Kinh này ngộ giải được thì tai chướng chẳng xâm, chư thánh giữ cửa. Người chết dưới địa phủ được thăng thiên. Mộ phần kết phát, con người thanh tú, hạnh minh đa đinh đông người. Ngũ lộ thần tài chỉ lối. Văn Xương ban pháp học danh. Thần lên Thượng giới Triều Bái cao chân công đầy, đức thành. Tương cảm đế quân. Tụng Kinh linh ứng nâng mây tím mà lên trời. Có câu rằng: Nhất nhân đắc đạo Kê, Khuyển cũng thăng thiên.
"Nam Quốc Thần Tiên đạo đức thiên tôn".




NGỌC HOÀNG THƯỢNG ĐẾ THIÊN TÔN



Các vị thần tiên tạo nên vũ trụ vạn vật Tam thanh đạo giáo thần tiên gồm các vị: Ngọc Thanh Nguyên Thủy Thiên Tôn Thượng Thanh Linh Bảo Thiên Tôn Thái Thanh Đạo Đức Thiên Tôn.
Tam Thanh là thụ bẩm khí tự nhiên, tồn tại trước khi vũ trụ và vạn vật được sinh ra, bản thân trường sinh bất tử cho dù trời đất có hủy diệt thì sự sống của ba vị vẫn không bị ảnh hưởng.

Khi trời đất còn chưa hình thành, vạn vật hỗn độn, các vị đã hóa thân và sắp xếp, vũ trụ được hình thành ở đại thế kỷ thứ nhất. Ngày Thánh Đản: Dương sinh ra, Âm mất đi nên ngày Đông Chí ngày ngắn đêm dài. Khi trời đất hình thành Thiên Tôn hạ giáng xuống dương gian ban chuyền đạo huyền bí gọi là khai kiếp độ nhân.

Nguồn gốc Ngọc Hoàng Đại Thiên Tôn
: Tương truyền rằng ở nước Quang Đại Nghiêm Diệu Lạc, Quốc Vương không có người nối dõi. Một đêm Hoàng Hậu nằm mơ thấy Thái Thượng Lão Quân (Đạo Đức Thiên Tôn) trao cho một đứa trẻ. Sau đó Hoàng Hậu mang thai và sinh một vương tử chính là Ngọc Hoàng Thượng Đế Đại Thiên Tôn sau này và vương tử kế vị ngôi vua, đem tấm lòng nhân từ mà cai trị đất nước. Xót thương cảnh dân chúng đau khổ Vương Tử bỏ ngôi vua vào núi tu đạo. Sau 3200 kiếp đã tu được kim thân gọi là Thanh Tịnh Giác Vương Như Lai. Gọi là Như Lai Phật Tổ có chư vị Bồ Tát đến ngộ đại thừa chính tông và các vị La Hán hộ vệ ngự tại một phương là Tây Phương Cực Lạc và Giác Vương Như Lai lại trải qua hàng triệu kiếp tu mới chính thức trở thành Ngọc Hoàng Đại Đế Đại Thiên Tôn là vị thần đầu tiên người đời gọi là (Ngọc Đế).
Huyền Khung Cao Thượng Ngọc Hoàng Đại Đế.
Hạo Thiên Kim Khuyết Vô Thượng Chí Tôn tự nhiên diệu hữu di la chí chân Ngọc Hoàng Đại Thiên Tôn, Ngọc Hoàng Thượng Đế là vị thần tối cao là vua của các vị thần khác.Thần thông quảng đại pháp thuật vô biên. Cai quản khắp nhân gian thống trị hết các thần tiên trên trời dưới đất và ba giáo: Nho, Đạo, Phật.

Điều động hết thiên thần địa kỳ nhân, Quỷ Thiên Thần là những vật tự nhiên có như: Mặt Trời, Mặt Trăng, Sao, Phong Bá (Thần Gió, Thần Mưa, Tư Mệnh Tam Quan Đại Đế, Ngũ Hiển Đại Đế, Thần Tài …), đều dưới quyền của Ngọc Hoàng Đại Thiên Tôn và ở Địa Kỳ như Thổ Điạ, Thần Xà Tắc, Thần Núi Non, Thần Sông, Biển, cai quản năm tháng ngày giờ. Nói chung bao quát cả Bách Thần. Nhân Quỷ là những nhân vật lịch sử và sau khi chết được hóa thần. Gồm tổ tiên, bậc công thần, văn nhân…

Ngọc Hoàng Thượng Đế thống lãnh trời đất, người, thần linh, ba cõi cùng quản lý mọi sinh linh. Thịnh suy, xấu tốt của vũ trụ vạn vật. Bên cạnh Ngọc Hoàng có
Nam Tào, Bắc Đẩu.
Văn Xương Đế Quân cai quản sự học hành.
Quan Thánh Đế Quân , Thần Tài Võ coi việc mua bán.
Thần Nông Tiên Đế coi về nghề nông.
Thiên Y cai quản về Y Thuật.
Đông Nhạc cai quản các địa phương,
Địa Phủ như Thanh Sơn Vương, Thành Hoàng Gia, Thổ Địa Công, Địa phủ còn những vị coi về âm phần như Phong Đô Đại Đế và Thập Điện Diêm Vương. Long Vương cai quản Tứ Hải sông ngòi các Thanh Long, khí mưa gió của trời, các nguồn nước nuôi dưỡng vạn vật. Bảo hộ Long Thần các Âm Phần, Sơn Thần, Thổ Địa tất cả đều dưới quyền cai trị, chỉ đạo phân bổ của Ngọc Hoàng.

Trời đất phân chia rõ dệt ba giới: Trời, Đất, Người. Trời có mười ba tầng, mỗi tầng có ba mươi ngàn dặm khu vực ngoài trời gọi là “Vô Cực”. Còn khu vực trời trong gọi là “Thái Cực”.
Thái Cực Thiên, lại phân ra năm thiên là: Đông, Tây, Nam, Bắc, Trung Ương. Các thái cực thiên do Ngọc Hoàng sắp xếp như sau:

Trung Thiên là nơi cư ngụ của Ngọc Hoàng điều khiển ba mươi sáu thiên, ba ngàn thế giới và dưới là bảy mươi hai địa sát. Tứ đại Bộ Châu có các sinh linh đang sống.

Đông Thiên do Tam Quan Đại Đế ,Hoàng Thiên Hậu Thổ .Thái Bạch Kim Tinh.cai quản chủ về ban phúc tăng tuổi thọ, giải tai xá tội trừ nạn cho sinh linh.

Nam Thiên do Cửu Thiên Vũ Đế (tức Trần Triều Thánh)Văn Xương Đế Quân, Văn Hành Thánh Đế cai quản chủ về việc theo dõi ghi chép công tội, hay bổ nhiệm các Thiên Tử ở nhân gian thăng giáng các cấp của tất cả các chư thần.

Tây Thiên do Như Lai Phật và sau này truyền cho Phật Tổ Quan Âm đại sỹ (tức bà chúa ba quan âm nghìn mắt nghìn tay) và Thích Ca Mâu Ni chủ về giáo dục tâm linh cho con người. Dạy họ làm lành tránh dữ và quy y theo phật để tu đạo giải thoát.

Bắc Thiên do Tử Vi Đại Đế cai quản chủ về việc ban tiền bạc tài sản.Huyền Thiên Thượng Đế Trấn Vũ ,Câu Trần Đại Đế.cai quản Toàn bộ các vì chúng sao trên trời và giáng họa phúc của con người.

Ngọc Hoàng Thượng Đế Đại Thiên Tôn là hóa thân của đấng tối cao Thái Cực trong Tam Thanh là vị được cổ nhân sùng kính hạng nhất.

Ngọc Hoàng cư ngụ ở Ngọc Thiên Cung chưởng quản từ trên ba mươi sáu thiên, ba ngàn thế giới, các bộ thần tiên tới dưới là bảy mươi hai địa tứ đại bộ châu.

Nhân gian có thể gọi là Thiên Quan, Tam Quan, giống như Tử Vi Đại Đế là vị phúc thần coi về Phúc, Lộc, Thọ. Tam Quan Đại Đế còn xưng là “Tam Giới Công gồm: Tứ Phúc Thiên Quan, Tử Vi Đại Đế ở cõi Thượng Nguyên”. Xá Tội Địa Quan Thanh Hư Đại Đế ở cõi trung nguyên và “Giải Ách Thủy Quan Đông Âm Đại Đế ở cõi Hạ Nguyên, gồm lại gọi là Tam Quan Đại Đế” và rất nhiều pháp lực cai quản hết thảy trên trời dưới đất, hai bên Chư Thần Văn Võ. Và các vị Thần Tiên, Phật đều do Ngọc Hoàng chỉ đạo và giáng hạ cứu độ sinh linh khi gặp nạn.

Hình dáng là vị mình mặc y phục cửu chương đầu đội mũ thập nhị hành tay cầm ngọc hốt. Các quan hầu triều đều có lệnh bài, điểm thất tinh. Đứng sau hộ mệnh Ngọc Hoàng gồm có:

Hoàng Thiên Hậu Thổ. Tử Vi Đại Đế Ngọc Bệ Hạ. Câu Trần Đại Đế Ngọc Bệ Hạ. Trường Sinh Đại Đế và còn có Tam Thanh Lão Tổ. Đứng đầu là Thái Thượng Lão Quân gọi là Đạo Đức Thiên Tôn, Ngọc Hoàng Thượng Đế Đại Thiên Tôn không trực tiếp làm việc chỉ điều hành. Các chúng tiên lo việc tam giới, bảo hộ Ngọc Hoàng rất nhiều thiên binh thiên tướng hộ vệ như một bức tường thành không gì phá cản.

Ngày 9 tháng 1 là ngày Thánh Đản,
Ngọc Hoàng ban phúc và xá tội mười phương và sáu cõi.
Cuối năm ngày 25 tháng 12 (âm lịch) Ngọc Hoàng đi tuần tra. Hôm đó Ngọc Hoàng tự thân xuống quan sát hạ giới. Xem xét chuyện đời thiện, ác, thưởng, phạt, phân minh.

Đêm 24 nhân gian và các nơi đền thờ Ngọc Hoàng làm nghi lễ trang nghiêm, xin Ngọc Hoàng ban phúc sang năm mới đón nhận điều lành phúc thọ tiền tài tự đến.




 













THÁI ẤT CHÂN NHÂN CỨU KHỔ THIÊN TÔN


* Thái Ất Cứu Khổ Thiên tôn hayTầm Thanh Cứu Khổ Thiên Tôn”,
Thập Phương Cứu Khổ Thiên Tôn” gọi tắt là “Cứu Khổ Thiên Tôn”.

* Theo truyền thuyết cho rằng ngài là một trong hai vị thị giả của Ngọc Hoàng Đại Đế, trợ giúp cho Ngọc Đế thống ngự muôn loài.

Đạo Gia thì cho rằng,
Ngài là hóa thân của Thanh Huyền Thượng Đế,
phát thệ cứu giúp tất cả chúng sinh,
nên hóa thân thành Cứu Khổ Thiên Tôn để giúp đời.


*
Theo “Thái Ất Cứu Khổ Hộ Thân Diệu Kinh” nói:
- Ở thế giới Trường Lạc về phương Đông có một vị đại nhân từ tên là Thái Ất Cứu Khổ Thiên Tôn, hóa thân của Ngài nhiều như số cát sông Hằng, nghe tiếng liền cứu.


Hoặc trụ ở thiên cung, hoặc giáng xuống nhân gian,
hoặc ở địa ngục, hoặc lẩn vào đám đông,
hoặc hiện Kim Đồng Ngọc Nữ,
hoặc hiện Đế Quân, Thánh Nhân,
hoặc làm Thiên Tôn Chân Nhân,
hoặc làm Kim Cang Thần Vương,
hoặc làm Ma Vương Lực Sĩ,
hoặc làm Thiên Sư Đạo Sĩ,
hoặc làm Huỳnh Nhân Lão Quân,
hoặc làm Thiên y Công Tào,
hoặc hiện thân nam thân nữ,
hoặc làm quan văn quan võ,
hoặc làm Đô Đại Nguyên Soái,
hoặc làm Pháp Sư Thiền Sư,
hoặc phật tổ tăng sư
hoặc làm Thần Mưa Thần Gió...
Thần thông vô lượng, công hạnh vô cùng,
tầm thanh cứu khổ, ứng biến tùy duyên”.


* Vị Thánh này ở trời gọi là “Thái Nhất Phúc Thần”,
ở thế gian xưng là Đại Từ Đại Bi,
ở địa ngục tôn làm Nhật Diệu Đế Quân;
ngoại đạo tiếp thu xưng là Sư Tử Minh Vương,
ở thủy phủ xưng là Động Châu Đế Quân”.
Khi gặp là khó khăn tai nạn,
chỉ cần xưng danh hiệu hay cầu nguyện Ngài là có thể
“giải lo trừ hạn, biến hung thành cát”,
tu theo Ngài có thể đạt công thành quả mãn,
giữa ban ngày sinh lên cõi trời.

* Hình tượng thờ phụng Ngài, theo sách
Đạo Giáo Linh Nghiệm Ký” nói: - “.... ngồi ngay thẳng trên đóa hoa sen,
chung quanh có sư tử chín đầu miệng phun lửa hỏa diệm,
tỏa ra khắp bảo tọa,

trên đầu Ngài có hào quang chín sắc,
phóng ra ánh sáng muôn dặm,
rất nhiều Chân Nhân,
Lực Sĩ, Kim Cang Thần Vương,
Kim Đồng Ngọc Nữ hầu hạ xung quanh”
.

*
Ngày thánh đản của Ngài là mười một tháng mười một âm lịch. * Còn truyền thuyết dân gian ghi trong

Bạt Độ Huyết Hồ Bảo Thiên” t
hì nói là

mây lành che phủ thân Ngài”.
* Trong “Thanh Huyền Tế Luyện Thiết Quán Thi Tự Toàn Tập”
thì nói Ngài “... mình ngồi trên sư tử chín đầu,
tay cầm nhánh dương liễu, vẩy nước quỳnh tương để cứu hộ chúng sinh còn sống, độ rỗi vong hồn người chết”. Có bài
thơ:
Đông cực Thanh Hoa Diệu Nghiêm Cung”

Tử vụ hà quang triệt thái không
Thiên đóa liên hoa ánh bào tọa,
Cửu đầu sư tử xuất vân trung
Nam Cực đan đài khai báo cấp
Bắc Đô huyền cấm phá la phong
Duy nguyện thùy quang lai cứu hộ
Chúng đẳng khể thù lể từ dung
Thi thực công đức bất tư nghì
Cô hồ trệ phách tào siêu thăng”

(Ngài) Ở trong cung Đông Cực Thanh Hoa Diệu Nghiêm,
Ráng tím mống sáng chói rọi khắp cả hư không
Ngàn đóa hoa sen tỏa sáng xung quanh bảo tọa
(của Ngài)
(ngồi) Trên sư tử chín đầu bay ra khỏi mây.
Nơi đài đó phương Nam mở ra hòm sách quý.
Kinh đô phía Bắc trong cung cấm huyền diệu phá trừ tai ách
Ban bố công đức không thể nghĩ bàn
Giúp cho những cô hồn và kẻ mê muội được siêu thăng
UY LINH VÀ VIỆC THỜ PHỤNG

*
Trong sách “Thái Thượng Tam Động Biểu Văn”
nêu lên có chín vị Thiên Tôn là:


1. Thái Ất Cứu Khổ Thiên Tôn

2. Thập Phương Cứu Khổ Thiên Tôn
3. Cửu U Bạt Tội Thiên Tôn
4. Châu Lăng Độ Mệnh Thiên Tôn
5. Hòa Luyện Đan Giới Thiên Tôn
6. Pháp Kiều Đại Độ Thiên Tôn
7. Kim Khuyết Hóa Thân Thiên Tôn
8. Tiêu Dao Khoái Lạc Thiên Tôn
9. Bảo Hoa Viên Mãn Thiên Tôn

Trong đó, Thái Ất Cứu Khổ Thiên Tôn là vị đứng đầu.
Chức năng của Ngài là “vượt thánh vượt phàm,
cực từ cực ái, ngự trên sư tử chín đầu,
tỏa ánh sáng lành xa muôn dặm, tiếp độ sinh linh”.

* Lại nói, khi gặp người tai ách, chi cần niệm danh hiệu

Thái Ất Cứu Khổ Thiên Tôn,
Ngài sẽ nương theo tiếng cầu mà đến cứu,
giúp người giải tai trừ nạn, chuyển rủi thành may.

- Đối với những người tu hành, suốt đời làm thiện,

tu pháp giải thoát huyền diệu Tiên gia,
khi công thành quả mãn sẽ được
Ngài “
ngự trên sư tử chín đầu, tỏa ánh sáng lành xa muôn dặm”
đến tiếp dẫn sinh lên cõi trời.


















CÁC THỜI ĐẠI LỊCH SỬ VIỆT NAM

I- THƯỢNG CỔ THỜI ĐẠI

Giả thuyết sau được nhiều sách vở nhắc đến:
Khởi đầu từ vùng hạ lưu sông Dương Tử nước Trung Hoa, nước Việt bị nước Sở đánh chiếm. Người nước Việt chạy xuống miền nam Trung Hoa chia thành nhiều nhóm gọi là Bách Việt. Các nhóm này dần dần đồng hóa với người Trung Hoa. Riêng nhóm Lạc Việt xuống đến miền Bắc Việt Nam ngày nay lập nghiệp rồi từ đó mở mang bờ cõi về phía nam để lập ra nước Việt Nam ngày nay.

1- Họ Hồng Bàng (2879-258 trước Công Nguyên), quốc hiệu là Văn Lang.

Sử cũ của ta có truyền thuyết về họ Hồng Bàng như sau: Nguyên xưa, vua Đế Minh, cháu ba đời của Viêm đế Thần Nông, đi tuần sang Nam, đến Ngũ Lĩnh thuộc tỉnh Hồ Nam, lấy Vụ tiên nữ, sinh con trai là Lộc Tục, sau đó phong cho làm vua thống trị phương Nam. Lộc Tục lên ngôi với hiệu là Kinh Dương Vương đặt tên nước là Xích Quỷ. Kinh Dương Vương lấy con gái Động Đình Quân là Long-Nữ sinh ra con là Sùng Lãm, gọi là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân lấy con gái vua Đế Lai là bà Âu Cơ, sinh ra một bọc trăm trứng nở ra một trăm đứa con trai, nửa theo mẹ lên núi, nửa theo cha xuống biển Nam Hải, vì mẹ là giống Tiên và cha là giống Rồng, do đó có giống Bách Việt rải rác khắp miền nam Trung Quốc. Họ Hồng Bàng kể từ Kinh Dương Vương làm vua nước Việt đầu tiên. Nước Việt bấy giờ gọi là Văn Lang.

Lãnh thổ Văn Lang bấy giờ gồm Bắc Việt và 3 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh ngày nay.

Nước được chia ra làm 15 bộ, có các quan văn gọi là Lạc Hầu và quan võ gọi là Lạc Tướng cai trị. Trên hết có vua, xưng là Hùng Vương. Con trai vua gọi là Quan Lang, con gái vua gọi là Mỵ Nương.

VÀ trải qua 18 đời Hùng Vương và rất nhiều triều đại lịch sử của Việt Nam. Tục lệ cổ truyền của người dân Việt Nam trải qua nhiều chiến tranh và biến động nhưng vẫn lưu lại cho con cháu nước Nam dòng dõi Rồng Tiên còn giữ được.
1. Thờ phụng trời đất
2. Thờ phụng các cụ tổ tiên.
Thờ trời đất. Trên trời thờ các vị thần tiên bảo hộ cho con người như: Cầu mưa, cầu mưa gió thuận hòa, con người bình an tránh nạn kiếp binh đao.
Tục lệ cổ của người dân việt . Tục thờ tổ tiên
Tục thờ thổ địa, cầu đất bình an
Tục thờ thành hoàng.Cầu xã tắc, dân an nước thịnh
Tục thờ thổ công táo vương bảo hộ gia tiên.
Tục thờ hậu thổ long mạch phúc lai.
Các ngày lễ tết ví dụ: Tết nguyên đán, thượng nguyên, rằm tháng giêng, tết mùng ba tháng ba, mùng mười tháng mười và rất nhiều các ngày sinh nhật của các vị thần tiên. Con người cầu ước vọng sức khỏe, tiền tài và danh vọng.
Ví dụ: xem ngày giờ xin thần tiên( Đổng Công chọn ngày )
Xem tử vi xin thần tiên (Tử Vi Đại Đế )
An táng mồ mả (Thất Tinh Bắc Đẩu)
Xin con (Xin Thánh Mẫu Tặng Con)
Xin làm nhả bán đất (Thổ Địa Công)
Xin trấn trạch (Táo Vương Thiên Đình)
Cầu cho người mất siêu an (Thành Hoàng, Thổ Địa)
Cầu công danh (Đức Thánh Trần, Thần Tài)
Cầu khỏi bệnh (Tiên Y Hải Thượng Lãn Ông, Dược Vương Thiên Y)
...
Và rất nhiều phong tục cổ đại của người dân việt là văn hóa lâu đời nét đẹp của dòng dõi thần tiên mà chỉ có con người
con rồng cháu tiên tích tụ và nung kết nhưng tinh hoa của trời đất thần tiên, nhân gian nói rằng đẹp như tiên, sướng cũng như tiên
nhiều tiền như tiên. Tiên du là tiên nói chung đều nhắc đến thần tiên.
Sau đây là một số hình ảnh các vị thần tiên nhân gian thường cúng lễ hàng ngày nhưng cũng rất nhiều người không hiểu các vị thần này
hàng ngày mình cầu lễ mà không biết đó là thần tiên.

















Phúc Đức Chính Thần


(Thổ Địa Công )


Thổ Địa là vị thần thủ hộ về đất đai nhà ở.
Danh xưng chính thức của Ngài là
Phúc Đức Chính Thần .
Trong dân gian còn xưng
Hậu Thổ,
Xã Thần,
Xã Công,
Bá Công,
Thổ Địa
hoặc Phúc Thần .

Ở các nơi thờ phụng ngoài trời hay Miếu Vũ thì tôn xưng là Phúc Đức Chính Thần.
*Theo truyền thuyết thì Thần Hậu Thổ
là vị chưởng quản hết tất cả đất đai chung cả nước, vậy Thổ Địa Công là vị coi sóc vùng đất nhỏ của địa phương nào đó.
Phàm người lúc sống mà có công đức với vùng đất nào đó, thì khi chết được phong làm Thần Thổ Địa. Sở dĩ Thổ Địa được tôn xưng là Phúc Đức Chính Thần
là vì lúc xưa, các tụ lạc gọi là Xã và
gọi thần
Thổ Địa là Xã Công. Xã Công
cũng gọi là Thổ Địa Công và Thổ Địa Bà.
Đó là vị thần tượng trưng cho đạo nghĩa của đất nước. Vì thế,
Thổ Địa là vị thần đứng đầu trong hàng các thần được thờ cúng.
trước khi vào vụ trồng cấy, cúng vái Thổ Địa phù hộ cho trúng mùa, đến lúc thu hoạch thì cúng Thổ Địa để tạ ơn được mùa.
Lần đầu cúng gọi là Xuân kỳ,
lần sau cúng gọi là Thu báo.
*Trong dân gian, ngoài việc thờ
Thổ Địa Công làm thần đất, còn thờ thêm Tài Thần và Phúc Thần, vì dân gian tin rằng,
có đất là có tiền,

Thổ Địa Công được các thương gia tôn làm thần thủ hộ.
,Ngài ngoài chức trách giúp cho nông dân trúng mùa, còn thêm chức năng trấn yểm quỉ thần, giải trừ xua đuổi ác ma. Vì thế, dân gian hay đến miếu để thỉnh Ngài về nhà trừ tà ma yêu quái.
thờ Ngũ Thần trong đó có Thổ Địa Công.
Còn nhà nào không thờ Thổ Địa thì mỗi tháng vào ngày mùng hai và mười sáu. Bày hương án ra trước cửa cúng vái Thổ Địa Công,
tập quán cúng Thổ Địa vào hai ngày sau ngày sóc (mùng 1) và ngày vọng (ngày rằm)
(tức là ngày mùng 2 và ngày 16)
*Hình tượng thờ Thổ Địa thường là một vị đầu đội mão, hai bên mão có hai tua phủ xuống đến vai. Mặt vuông mà đầy đặn, hai mắt hơi híp, tóc bạc râu dài bạc, dáng dấp hiền hòa dễ thương. Mình ngồi ghế thái sư, tay phải cầm ngọc như ý hoặc cầm trượng, tay trái nắm khối vàng, hai vai là đầu và đuôi rồng thêu trên áo lộ ra, bụng to nổi lên rất đẹp, hai chân buông xuống theo thế tự nhiên. Trong ý tưởng của dân gian hai âm phúc (bụng) và phúc (trong phúc đức) là giống nhau, cho nên người ta dùng hình tượng bụng to để nói lên sự được phúc lớn.
. Do đó, người ta tưởng nhớ đến lòng tốt của Phúc Đức thêm nhiều, và miếu thờ của Ngài trở thành Miếu Thờ Phúc Đức Chính Thần.


Truyền thuyết,

Trước kia có một vị quan thượng đại phu ở triều đình, trong nhà có một tên đày tớ họ Trương tên Minh Đức. Người con gái nhỏ của quan đại phụ nhớ cha, nhờ người đày tớ họ Trương này ẳm đi thăm cha.

Nhưng trên đường xa, ngày nọ bổng trời đổ tuyết xuống rất nhiều, đứa con gái nhỏ sắp chết cóng, nhưng nhờ họ Trương xả thân lấy hết quần áo ủ ấm cho bé gái thoát chết, còn bản thân anh ta thì bị chết vì lạnh lúc quay trở về nhà.
Khi người nghĩa bộc vừa chết, trên không trung bổng hiện ra tám chữ Nam Thiên Môn Đại Tiên Phúc Đức Thần. Mọi người lấy làm kinh dị, cho rằng thiên đình đã phong chức cho người nghĩa bộc. Còn vị quan đại phu cảm niệm ơn đức cứu mạng con mình, đã cho xây Miếu Thờ. được người đời tặng là Hậu Thổ, cho nên Thổ Địa Công mới có danh hiệu Phúc Đức Chính Thần.


Theo phong tục cổ đại trong đạo tiên.nhân gian làm nhà cửa hoặc động thổ đều khấn mời Ngũ Kỷ và khi về nhà nhập trạch không thể thiếu năm vị thần trong đạo gia.đó là:
Ngũ kỷ của tổ tiên
Ngũ kỷ gồm:

-
Mộc là thần Câu Mang, cúng để giữ nhà,
-Hỏa là thần Chúc Dung, cúng để giữ bếp,
-Thổ là Hậu Thổ, cúng thần Trung Lựu
-Kim là thần Nhục Thu, cúng để giữ cửa,
-Thủy là thần Huyền Minh, cúng để giữ giếng

Trên đây là năm vị thần quan trọng nhất giữ và hộ mệnh cho con người.nhà ở có động hay đất tốt bình an đều là do các vị bảo hộ.Tiền bạc và công danh đều do các vị thần này mang lại.Mỗi khi nhà ở bị động long mạch.khi hoàn long mạch đều phải khấn Ngũ Kỷ.và khi nhà có người quá cố qua đời,đều khấn thổ địa Ngũ Kỷ và báo với Thành Hoàng để cắt hộ khẩu trên dương gian của người đã mất.chuyển giấy thông hành xuống địa phủ.
Trẻ nhỏ sơ sinh.khi sinh ra cũng báo với Thổ Địa,Thành Hoàng.gia tiên,Táo Vương đứa trẻ sẽ có tên trên thiên đình sau này tránh được nạn kiếp,sống lâu danh chức và tài lộc thịnh vượng.
Thổ Địa Công đã từ thần đất hóa thành thần người, biểu lộ tinh thần Trời người hợp một
. Bởi vì Ngài là Phúc Thần, Tài Thần mang lại sự phồn vinh giàu có cho mọi người, niềm tin về Ngài có lẽ mãi mãi không bao giờ mất.


*Hàng năm vào ngày mùng hai tháng hai âm lịch (Xuân Kì) và ngày rằm tháng tám (Thu Kì) . chúng ta nên cúng tế Thổ Địa Công để cảm tạ ân đức của Ngài.

*Ngày thánh đản chính thức của Phúc Đức Chính Thần là ngày mùng hai tháng hai âm lịch.
























THÀNH HOÀNG

Hai chữ Thành Hoàng ngĩa làThần bảo vệ thành xã hay là Thần hộ vệ thành. Nhiệm vụ của Thành Hoàng là bảo hộ cư dân khi bị thiên tai hay loạn lạc,
là Thủ Hộ Thần của thành thị. Về sau ,
trải qua nhiều thời đại, Thành Hoàng được thêm những nhiệm vụ khác như:-
cầu mưa, cầu tạnh ráo, ban phúc, giải trừ tai nạn v.v… hình thành ông quan cai quản địa phương,
thưởng thiện phạt ác, là ông quan do Minh Phủ phái đến dương gian để cai quản dân tình.
*Trong con mắt cùa nhân gian, Thành Hoàng Gia là vị Pháp Quan của cõi âm,
có thể bổ sung cho những thiếu sót của Pháp Quan dương thế. Do đó mà được bá tính sùng kính thờ phụng.
Điều sùng bái trước tiên là tất cả những gì liên quan đến sinh hoạt của nhân gian địa phương đều có thần chứng giám, tỏ biết hết.
Thành Hoàng cũng có khả năng bảo hộ tính mệnh và tài sản của dân làng.
Và nhân gian thường gọi.Thành Hoàng chữa bệnh.
Vì những người bệnh lâu ngày thương ra làm lễ cầu nhanh khỏi bệnh,những ai bị mất của có thể ra kêu nhờ Thành Hoàng trợ giúp.vì mỗi ngày có 18 vị thần ghi chép công tội họa phúc tại miếu.
Những người bị oan đêm có thể xin mở cửa miếu nhờ Thành Hoàng phúc dạ thẩm.
Những người chết đều phải đến xin giấy thông hành mới có thể xuống địa phủ.
Những người chết nơi đất khách quê người nếu không được Thành Hoàng cấp giấy thì không trở về được quê hương mà mãi mãi làm quỷ phiêu lạc nơi xứ người không có cơ hội đi đầu thai.
-Vị Thành Hoàng cai quản cả nước thì phong làm
Thiên Hạ Đô Thành Hoàng,có chức Vương,
-Vị Thành Hoàng cai quản một tỉnh thì phong làm
Đô Thành Hoàng, cũng ở chức Vương
-Vị Thành Hoàng cai quản một Phủ thì phong làm
Phủ Thành Hoàng, có chức Công,
-Vị Thành Hoàng cai quản một châu thì phong làm
Châu Thành Hoàng, có chức Hầu, xưng là Linh Ứng Hầu hoặc Tuy Tĩnh Công,
-Vị Thành Hoàng cai quản một huyện thì phong làm Huyện Thành Hoàng, có chức Bá, xưng là Hiển Hữu Bá.

*Thành Hoàng Gia đã là một vị quan địa phương thuộc U Minh Giới, dĩ nhiên phải có nhiều cơ quan và thuộc hạ giúp việc, kể cả tư pháp và cảnh sát nữa. Theo truyền thống, các bộ ty của Thành Hoàng gồm:

-Diên Thọ Ty (coi về tuổi thọ)
-Tốc Báo Ty (báo cáo nhanh)
-Củ Sát Ty (quan sát theo dõi)
-Tưởng Thiện Ty (ban thưởng người, việc lành)
-Phạt Ác Ty (trừng phạt kẻ, việc ác)
-Tăng Lộc Ty (ban cho phúc lộc)


Thông thường xưng là Lục Quan hoặc Lục Thần Gia.
Chức năng và danh xưng của các Ty này tương đồng với thế gian.

Ngoài các Ty, còn có hai
Phán Quan Văn và
Phán Quan Võ, cùng với
Ông Ngưu, Ông Mã,
ÔngGông Cùm,
Ông Xiềng Xích

là bốn vị Gia Gia.

Bên cạnh còn có hai vị Tướng Quân có vai trò quan trọng tên là Phạm Vô Cứu(có tội miễn xét xử) và

Tạ Tất An (cúng tạ được bình an) mà dân gian tôn xưng là Tạ thất gia
Phạm bát gia, hai vị nàylàm trợ lý cho Thành Hoàng trong việc trừng gian trừ ác..

*Thành Hoàng Gia là vị quan cõi âm của địa phương, theo truyền thuyết thì vào các ngày Thanh Minh,
Trung Nguyên (15/7),
Hạ Nguyên (15/10),
Thành Hoàng Gia sẽ đi tuần tra, nên dân gian tổ chức các buổi lễ Nghênh Thần hay Xuất Hội để cúng bái Thành Hoàng , sẽ được Ngài ban phúc lộc và bảo hộ bình an.

*Thất Gia Bát Gia

Các Miếu thờ Thành Hoàng
không thể thiếu hai vị
Thất Gia
Bát Gia.
Bởi vì, mỗi khi Thành Hoàng xuất hội, công việc. Thất Gia, Bát Gia còn gọi là
Trường Gia,
Đoản Gia (Cao Gia, Nụy Gia),
cũng gọi là hai quỷ
Hắc Bạch Vô Thường .
Tập quán dân gian thì tôn xưng là
Tạ Tướng Quân
Phạm Tướng Quân,

có nhiệm vụ bắt giải các phạm nhân đưa đến trước mặt Thành Hoàng để Ngài phán xét.
*Thất Gia họ Tạ tên Tất An, có thân cao, gò má đen, dân gian gọi là
Hắc Vô Thường.

Bát Gia họ Phạm tên Vô Cứu,
vì thân hình lùn thấp, gò má trắng nên dân gian gọi là

Bạch Vô Thường.


*Có người lại giải thích, tạ tất an là bị bệnh cúng tạ Thành Hoàng thì được lành, còn phạm vô cứu là đã gây tội thì không người nào cứu được
*Âm Dương Ty Công

Âm Dương Ty Công , là bộ hạ của THÀNH HOÀNG gia, thân thể tự chia ra hai phần đen và trắng, hình dạng khiến trông thấy phải khiếp sợ, trừ điều ác giúp điều lành.

Âm Dương Ty Công coi sóc về thưởng công hay trị tội của dân gian, cùng quản lý các hồn ma quỷ trong địa phương mình.


*Tướng lạ của Ngài là gò má bên trắng bên đen, thần khí mạnh mẽ khiến người nhìn thấy không lạnh mà run, lòng sinh e dè sợ sệt. Sự hiện diện của Ngài góp phần duy xã đạo đức tốt đẹp và hạn chế bớt những hành động sai phạm của dân gian.
Đa số thì Âm Dương Ty Công được thờ chung trong Miếu Thành Hoàng . Một số nơi có xây miếu riêng để thờ.



*Văn Phán Quan Vũ Phán Quan


Văn Phán Quan phụ trách đúc kết hành động , việc làm thiện ác của nhân dân và tuổi thọ của mỗi người, sau đó, ghi chép thành sổ sách, gọi là
Phán Quyết Thư.Vũ Phán Quan
căn cứ vào
phán quyết của Văn Phán Quan
để thực hiện việc trị tội kẻ ác.


Tướng dạng của Văn Phán Quan thì nho nhã,
tay cầm bút và sổ sách định đoạt mệnh vận của hồn ma quỷ.
Vũ Phán Quan tay cầm lang nha bổng (gậy răng sói) , mặt mày dữ dằn thể hiện năng lực phạt ác trong dân gian.




















Táo Vương Gia




Đông Trù Tư Mệnh Cửu Linh Nguyên Vương
Định Phúc Thần Quân


Táo Thần nếu gọi đầy đủ là :-
Đông Trù Tư Mệnh Cửu Linh Nguyên Vương Định Phúc Thần Quân, Táo Quân,
Táo Quân CôngTư Mệnh Chân QuânCửu Thiên Đông Trù Yên Chủ Hộ Trạch Thiên Tôn
Táo Vương, Ngài là Táo Vương Gia. thần của nhà bếp.
Ngọc Đế sắc phong cho Ngài là
Ngọc Thanh Phụ Tướng Cửu Thiên Đông Trù Tư Mệnh Táo Vương Chân Quân.
có hiệu Đông Trù Tư Mệnh Định Phúc Chân Quân
Cửu Thiên Tư Mệnh Hộ Trạch Thiên Tôn. Đông trù là chỉ chung cho tất cả các nhà bếp.

*Thờ Táo Thần là một tập quán có từ xa xưa của nước ta dân gian đã thờ phượng rộng khắp.

Trong sách Chu Lễ đã ghi tên Ngài Tử Lê ở Dụ Tỏa là Táo Thần rồi. thờ phụng. Gồm:-
Môn Thần(thần giữ cửa nhà),
Tỉnh Thần (thần giếng),
Xí Thần (thần nhà cầu),
Thần Trung Lựu (giữ nhà) và
Táo Thần
. Năm vị thần linh này phụ trách việc gìn giữ sự bình an hạnh phúc cho một gia đình, thuộc về thần gia đình. Cho nên, tại các đình miếu không thờ Táo Thần, nên không thấy miếu đình nào có chỗ thờ Táo Thần cả.
Đông Trù Tư Mệnh Định Phúc Táo Quân Chi Thần Vị
hay Định Phúc táo Quân.
Hai bên có hai câu liễn:-
Thượng thiên ngôn hảo sự--
Hạ giới bảo bình an
(Lên trời tâu việc tốt—Xuống phàm hộ bình an
Thường thì vẽ hình hai vợ chồng gọi là
Táo Vương Gia (ông vua táo)
và Táo Vương Mẫu Mẫu (mẹ táo). Lại có những nơi chỉ họa một vị thôi, gọi là Độc Tọa táo Vương (một vua Táo ngồi).

Từ lúc Đạo giáo hưng thịnh, thì họ cho rằng Táo Thần ở trên Cửu Thiên giữ sổ sách xuất sinh của con người , nên tôn là Cửu Thiên Tư Mệnh Chân Quân.
*Sinh nhật hàng năm của Tư Mệnh Táo Quân là ngày mùng ba tháng tám, dân gian có tục cúng Ngài bằng mì chay và trà, đốt giấy tiền vàng bạc.
Táo Thần là vị nào ?
*Có thuyết lại cho rằng , Ông Táo chính là Viêm Đế thuộc họ Thần Nông khi xưa, chết được Ngọc Đế phong làm Táo Thần. Trong sách Hoài nam Tử ghi Viêm Đế giữ chức Hỏa Quan, chết làm Táo Thần.
đã dạy người kéo cây lấy lửa.
đời Tam Hoàng Ngũ Đế. Sách Chu Ký viết:

, Ngài có hai vị phụ tá,

một vị là Thiện Quán (xem xét việc tốt),

một vị là Ác Quán (xem xét việc xấu)

của con người để ghi chép lại.
cuối năm tổng kết cho Táo Quân về tấu với NGỌC HOÀNG ĐẠI ĐẾ . Ngày hai mươi bốn tháng chạp (12) thì Táo Thần sẽ lìa thế gian trở về thiên đình để tâu thiện ác của mỗi nhà trong năm đó. Cho nên, dân gian có tục Đưa Ông Táo vào chiều ngày 23 tháng chạp.

*Trong sách Kính Táo Toàn Thư nói,
Táo Thần hưởng nhang khói của một nhà, gìn giữ sức khỏe cho người trong gia đình, theo dõi việc thiện ác của nhà đó, tâu xãnh công hay tội của nhà đó (thụ nhất gia hương hỏa, bảo nhất gia khang thái, sát nhất gia thiện ác, tấu nhất gia công quá) . Theo thuyết nói rằng, nếu bị Táo Thần cử tội lên thì NGỌC HOÀNG ĐẠI ĐẾ giảm thọ cho người đó, nếu nặng thì bị giảm thọ ba trăm ngày, nhẹ thì giảm thọ một trăm ngày.
(Táo Quân Đường)
*Việc cúng tiễn Táo Thần:
Quan tam,
dân tứ,
đặng gia ngũ.
Quan là chỉ cho những nhà quan chức quyền quí, tập quán cúng tiễn vào ngày 23.
Dân là chỉ cho bá tính bình thường, cúng tiễn ngày 24.
Đặng gia là chỉ cho giới cao cấp thượng lưu, cúng tiễn ngày 25.
Nhưng thường trong dân gian lại dùng ngày 23 để cúng tiễn, là vì hy vọng lấy hơi quan để nhà mình được phát đạt.

-Phẩm vật để cúng tế Táo Thần thường là những thức vừa ngọt vừa dẻo như là:- dưa hấu, kẹo mạch nha, kẹo kéo, …, khi Táo Thần về trời chỉ tâu những điều tốt lành ngọt ngào của người nhà thôi ! Thế nên có câu:-
Ngật điềm điềm—
Thuyết hảo thoại (ăn ngọt ngọt, nói việc tốt)
và câu:- Hảo thoại truyền thượng thiên—Hoại thoại đâu nhất biên (Nói tốt xãnh lên trời, việc xấu tránh qua bên). Ngoài ra, cũng để trám miệng ông Táo, người ta cũng thường cho ông uống một loại rượu đặc sản, dùng riêng cúng ông Táo, gọi là
Túy Tư Mệnh ( ông Táo say). Mục đích là cho ông Táo say mèm, quên đầu quên đuôi, chẳng nhớ gì mà tâu xãnh !!! Do đó, cúng tế Táo Thần có ý nghĩa là cầu phúc tránh họa vậy.

đến trước bàn thờ ông Táo van vái:- Thượng thiên ngôn hảo sự--Hồi cung giáng bình an (lên trời tâu việc tốt—trở về hộ bình an), đại khái là những lời vái như thế , ý cầu xin Ngài đừng tâu việc xấu và khi trở về phù hộ độ xã cho toàn gia đình được bình an may mắn, tránh khỏi những việc không hay cho gia đình mình.

*Sau lễ tiễn đưa ông Táo rồi, đến ngày mùng bốn tháng giêng phải nhớ làm lễ rước Ngài về.
(có nơi cúng vào đêm giao thừa) gọi là lễ Tiếp Táo hay Tiếp Thần (đón thần Táo). Lễ này rất đơn giản, treo hình tượng mới của Táo Quân và hình con ngựa mới, tượng trưng là Ngài đã trở về đến nhà, trấn thủ trong gia đình để tiếp tục phù hộ và giám sát việc thiện ác.

*Việc đưa tiễn Ông Táo thì không nên làm trước ngày 14 tháng chạp, chọn được ngày tốt theo lịch Thông Thắng (ngày nào có ghi nên:- tế lễ, cầu phúc là được. Hoặc là chọn ngày có Thiên đức, Nguyệt đức, Tam hợp, Thiên hỉ …)

*PHẨM VẬT CÚNG TẾ:- Gồm có:-

- 3 cây nhang trầm hương hoặc hổ phách (loại nhangnàycó mùi thơm đậm,cúng thần rất tốt, truyền thuyết nói rằng mùi thơm của nó có thể bay thấu lên trời)
- 3 chung rượu hâm nóng (vì trời lạnh)
- 2 cây đèn cầy đỏ
- 3 chung hồng trà
- 3 đôi đũa
- 3 cái chén
- 1 dĩa rau
- 8 miếng mức hoặc một bình mạch nha.
- 8 dĩa trái cây hay đường miếng (phương đường)
- 1 khổ thịt luộc
(
nếu là Phật tử cúng thần tiên.thì miễn cúng thịt, giới sát vì rất nhiều phật tử thường niệm phật nhưng đều khấn cầu thần tiên)
- 8 miếng xôi vị (thang hoàn (tương truyền khi ông Táo ăn xôi vị thì tiếng nói không còn trong trẻo, nên Ngài ngại không dám nói nhiều để tâu xãnh Ngọc Hoàng)
- áo mão Táo Quân, giấy tiền vàng bạc , giấy vàng khối …

*Nghi thức cúng:-

- bày phẩm vật trước bàn thờ Táo Quân.
- đốt đèn, xá ba xá, cặm đèn lên bàn.
- đốt nhang, xá ba xá cắm lên lư hương
-quì xuống chấp tay lên ngực, miệng khấn vái ba ý:- cảm tạ ơn Ngài phù hộ suốt năm ----
Kính tiễn Ngài về trời (đừng tâu việc xấu)---Khi trở về xin phù hộ sức khỏe dồi dào, công việc làm ăn thuận lợi v.v…
- ở chỗ lư hương có đặt miếng đường hoặc miếng nhỏ xôi vị
- đốt áo mã và giấy tiền vàng bạc như trên…
-Bàn thờ Táo Quân phải ở chỗ khang trang, sạch sẽ, cao hơn đầu mình. Cung kính lễ bái theo ý kỉnh thần như thần tại thì Ngài Định Phúc Táo Quân mới phù hộ độ xã cho bản thân và gia đình được bình an mạnh khỏe, tăng long phúc thọ.























HẬU THỔ



Thổ Hoàng là vị Địa Thần của Đạo Giáo Thần Tiên
Thời cổ đại có địa thần gọi là HẬU THỔ, có chức năng về quyền tạo ra muôn vật, làm nên vẻ đẹp của núi sông .

Trong Đạo Giáo Thần Tiên.Hậu Thổ là vị tôn thần thuộc về Tứ Ngự trong hệ Tam Thanh. Danh hiệu đầy đủ của Ngài là :-Thừa Thiên Hiệu Pháp Hậu Đức Quang Đại Hậu Thổ Hoàng Địa Kì.
phân định các thiên giới (cõi trời) nơi cư ngụ của các vị Thần Tiên rất rõ ràng.
sách Vô Thượng Bí Yếu
có phần Tam Giới Phẩm ,
chia thiện phận ra làm :-
dục giới, sắc giới và vô sắc giới.

Có hai mươi tám Trời của dục và sắc giới, cộng với bốn Trời của vô sắc giới thành ra tổng cộng là ba mươi hai Trời.
-Trong Độ Nhân Kinh cũng nói là
ba mươi hai Trời, nhưng bốn phương Đông, Tây, Nam, Bắc mỗi phương có tám Trời, cộng thành ba mươi hai.


Nghiêm Đông Chú nói:-
Mỗi phương có tám Trời, cộng là ba mươi hai.
Lại có Ba Thiên La
Đời Đường thì có sách
Đại La Thiên Di Phúc Tam Thanh Chi Thượng
cho là có ba mươi sáu Trời.
Mỗi Trời đều có vị Thiên Đế (vua trời).
-Theo ứng của Trời&Đất ,
Đạo Giáo Thần Tiên phân chia,
trên thì có ba mươi sáu Trời,
dưới thì có ba mươi sáu Đất.

Trên thì có Thiên Đế,
dưới thì có THỔ HOÀNG vậy.,
Thổ Hoàng là vị quản lý tất cả những Thổ Địa các nơi.


Trong sách
Động Huyền Linh Bảo Hà Đồ Ngưỡng
Tạ Tam Thập Lục Thổ Hoàng
Trai Nghi (nghi lễ cúng tạ 36 Thổ Hoàng) có nói :-

Theo pháp Động Thần,
lập đàn phải có bài vị tượng trưng cho
36 Trời, đốt hương, đèn ứng với
36 Đất.
________________________________________
-Theo sách :- Động Huyền Linh Bảo Hà Đồ Ngưỡng Tạ Tam Thập Lục Thổ Hoàng Trai Nghi có nói:-

1/-Lũy thứ nhất sắc đất ruộng tươi nhuận,
vị Đệ nhất Thổ Hoàng họ Tần, tên húy là Hiếu Cảnh Xuân
-vị Đệ nhị Thổ Hoàng họ Hoàng tên húy là Xương Thượng Văn
-vị Đệ tam Thổ Hoàng họ Thanh tên húy là Huyền Văn Cơ
-vị Đệ tứ Thổ Hoàng họ Phỉ tên húy là Trung Trận Hoàng

2/- Lũy thứ hai đất khô cứng như gang,
vị Đệ ngũ Thổ Hoàng họ Tuất tên húy Thần Văn Quang
-vị Đệ lục Thổ Hoàng họ Úc tên húy Hoàng Mẫu Sinh
-vị Đệ thất Thổ Hoàng họ Huyền tên húy Càn Đức Duy
-vị Đệ bát Thổ Hoàng họ Trưởng tên húy Hoàng Minh

3/-Lũy thứ ba đất sáp đá ong ,
vị Đệ cửu Thổ Hoàng họ Trương tên húy Duy Thần
-vị Đệ thập Thổ Hoàng họ Chu tên húy Bá Thượng Nhân
-vị Đệ thập nhất Thổ Hoàng họ Chu tên húy Minh Xa Tử
-vị Đệ thập nhị Thổ Hoàng họ Canh tên húy Văn Kính Sĩ

4/- Lũy thứ tư đất đầm lầy ,
vị Đệ thập tam Thổ Hoàng họ Giả tên húy Vân Tử Cao
-vị Đệ thập tứ Thổ Hoàng họ Tạ tên húy Bá Vô Nguyên
-vị Đệ thập ngũ Thổ Hoàng họ Kỷ tên húy Văn Thái Trận
-vị Đệ thập lục Thổ Hoàng họ Hành tên húy Cơ Chính Phương

5/- Lũy thứ năm đất đầm gạo vàng,
vị Đệ thập thất Thổ Hoàng họ Hoa tên húy Diên Kỳ Minh
-vị Đệ thập bát Thổ Hoàng họ Hoàng tên húy Linh Ngã Dung
-vị Đệ thập cửu Thổ Hoàng họ Vân tên húy Thám Vô Uyên
-vị Đệ nhị thập Thổ Hoàng họ Tưởng tên húy Thông Bát Quan

6/- Lũy thứ sáu đất sắt kim cương,

vị Đệ nhị thập nhất Thổ Hoàng họ Lý tên húy Thượng Thiếu Quân
-vị Đệ nhị thập nhị Thổ Hoàng họ Phạm tên húy Lai Lực An
-vị Đệ nhị thập tam Thổ Hoàng họ Trương tên húy Lí Quí Nguyên
-vị Đệ nhị thập tứ Thổ Hoàng họ Vương tên húy Tứ Nữ Dung

7/- Lũy thứ bảy là đất chứa nước ,
vị Đệ nhị thập ngũ Thổ Hoàng họ Đường tên húy Sơ Sinh Ánh
-vị Đệ nhị thập lục Thổ Hoàng họ Ngô tên húy Chính Pháp Đồ
-vị Đệ nhị thập thất Thổ Hoàng họ Hán tên húy Cao văn Triệt
-vị Đệ nhị thập bát Thổ Hoàng họ Kinh tên húy Trọng Long Thủ

8/-Lũy thứ tám là đất đầm gió lớn ,
vị Đệ nhị thập cửu Thổ Hoàng họ Cát tên húy Huyền Thăng Quan
-vị Đệ tam thập Thổ Hoàng họ Hoa tên húy Mậu Vân Trường
-vị Đệ tam thập nhất Thổ Hoàng họ Dương tên húy Chân Động Huyền
-vị Đệ tam thập nhị Thổ Hoàng họ Chu tên húy Thượng Kính Nguyên

9/- Lũy thứ chín là hang động không có sắc mà cứng,
vị Đệ tam thập tam Thổ Hoàng họ Cực tên húy Vô Thượng Huyền
-vị Đệ tam thập tứ Thổ Hoàng họ Thăng tên húy Linh Nguyên Hạo
-vị Đệ tam thập ngũ Thổ Hoàng họ Triệu tên húy Thượng Bá Huyền
-vị Đệ tam thập lục Thổ Hoàng họ Nông tên húy Lặc Vô Bá

III.- VIỆC THỜ CÚNG:

Trong các cung quán của Đạo Giáo Thần Tiên, ở Điện Tứ Ngự đều có tượng hoặc bài vị thờ Hậu Thổ.
Có tất cả ba mươi sáu tượng hoặc thần vị của Thổ Hoàng. Trong các lễ đại đàn của Đạo Giáo Thần Tiên có thần vị của 36 Thiên Đế và 36 Thổ Hoàng.,
dân gian mỗi khi làm lễ động thổ, thượng lương, an trạch, trấn trạch, làm cầu, làm đường v.v…phải có Lễ cúng tạ Thổ Hoàng để cầu cho nhà cửa yên ổn, cầu đường thông suốt,
Thổ Hoàng giáng phúc tiêu trừ tai nạn cho người trong gia đình và ngoài đường sá.
Ngày Thánh đản của bà Hoàng Thiên Hậu Thổ vào ngày 18 tháng 3 âm lịch khắp nơi đăng hương tế lễ cầu mong bà phù cho nhiều đất đai
mua bán thuận buồm, tiền bạc nhiều, vô tai vô hạn (Phật tử bái hương cầu xin gọi bà là Địa Mẫu hoặc gọi là Phật Mẫu )

Mùa xuân tháng 2 niên hiệu Thiên Huống bảo tượng thứ hai(1069)
vua Lý Thánh Tông dẫn quân theo đường biển đánh chiêm thành.nguyên phi Ỷ Lan lúc ấy mới sinh hoàng tử thứ hai được giao giúp việc ở kinh sư
(Thăng Long).
quân sĩ rầm rộ kéo đi,đến biên giới nhưng gặp phía Chiêm Thành phòng thủ kiên cố,nên Đại Việt đánh mãi không được.đêm ấy trong thuyền ngự vua đang ngủ mơ màng,ngoài trời mưa to gió lớn sóng biển dâng cuồn cuộn.bỗng thấy một người con gái hiện ra trước mặt.nhà vua ngồi dậy để tiếp đón,người con gái chừng 20 tuổi nét măt thanh tú chẳng khác nào tiên nga mặc quần áo giản dị.Nhà vua đang ngỡ ngàng thì người con gái đã nói
Tôi là linh khí của cõi đất ở nước Nam.Lần xuất chinh này có tôi âm phù thế nào cũng toàn thắng.Nói xong người con gái ấy vụt biến đi ngay.
Ngày hôm sau vua mời Tăng Thống Huệ Lâm đến thắp hương và tụng chân kinh cầu nguyện.
Bài vị thờ thần ghi rõ "Hậu Thổ phu nhân"theo như lệnh của nhà vua,sau khi cúng thần xong trời quang mây tạnh.Quả nhiên trận ấy quân sĩ đại thắng.

Huệ Lâm tâu với vua rằng lần này đi chiến trận được thánh nữ phù giúp,linh khí của cõi nước nam tất phải được thờ ở chốn kinh đô.Vậy xin bệ hạ được rước về thăng long để xứng đáng với địa vị cao quý của thần.Co giết mổ gia súc để tế thần và ăn mừng.

Về tới kinh đô nhà vua cho chọn khu đất cao ráo ở làng An lăng(tức làng Láng)gọi là đền ứng thiên thờ "Hậu Thổ đại phu nhân"
Đến thời Lý Anh Tông trị vì (1138-1175) trong nước xảy ra hạn hán nạn mất mùa xảy ra.Quần thần xin với nhà vua lập đàn tế trời,tế thần Hậu Thổ phu nhân làm lễ quốc tế.

Quả nhiên sau khi lễ xong dân chúng làm ăn được mùa,sản vật trong nước dồi dào.Những khi hạn hán hay sâu bệnh,việc đại sự của quốc gia đến cầu đảo đều được ứng nghiệm.

Đến triều Trần năm Trùng Tu thứ nhất (1285) thần đã từng hiển linh giúp Trần Nhân Tông bảo hộ đất nước và vua phong thần là "Hậu Thổ thần địa kì nguyên quân" . Năm Hưng Long 21 đời Trần Anh Tông gia phong thêm 4 chữ "Ứng thiên hóa dục".

Từ triều Lý, đến tiết lập xuân lễ quốc tế mổ gia súc tế thần và phải đem một con trâu bằng đất nặn, để ở dưới đền thờ thần.
(Hậu Thổ đứng trong tứ ngự thờ thần tiên của đạo giáo từ ngàn xưa đã bảo hộ nguyên khí của nước Nam, từ đời xưa các bậc thiên tử vua chúa
đã từng thờ và được bà bảo hộ.

Đến ngày nay rất nhiều các vị thần tiên
mà nhân gian lãng quên.Các đền thờ, đình ,miếu,quán.Đó là các vị chân nhân, thánh nhân,thần nhân ,tiên nhân bảo hộ đất nước, quê hương làng xóm con người Việt Nam.Được sắc phong và thờ phụng đó là tục thờ đa thần và gọi là đạo giáo thần tiên.Lừng danh nức tiếng.Dòng dõi con rồng cháu tiên.
(hiện nay gần hai trăm nước trên thế giới và rất là nhiều đền cung, quán,miếu thờ Hoàng Thiên Hậu Thổ)