南国始祖雄王皇帝
THẦN
TIÊN VIỆT NAM
SỚ TỔ HÙNG VƯƠNG HOÀNG ĐẾ
Trong “Việt Sử lược” (Bộ sử
khuyết danh viết vào khoảng thế kỷ XV, sau này Toàn Thư thời nhà Thanh trích
dẫn: "Thời Chu Trang Vương (khoảng thế kỷ IX trước Công nguyên) ở vùng
Giang Ninh có một dị nhân có khả năng dùng phép thuật thần kỳ để thuần phục các
bộ lạc ở đó và tự xưng là Hùng Vương, đóng đô ở Văn Lang và đặt quốc hiệu là
nước Văn Lang, biết cách ghi chép sự kiện bằng cách thắt các nút dây thừng và
biết làm chính trị, truyền được 18 đời tự gọi là Hùng Vương".
Sách An Nam chí lược chép: thủ lĩnh bộ lạc
Phong Châu là Hùng Vương nhờ có phép thuật mà chinh phục được các bộ lạc khác,
mở nước Văn Lang. Trong bộ máy cai trị từ thượng cổ đã có Lang Cun trông nom
cai trị, nắm chính quyền, Lang Đạo lo việc nghi lễ, cúng bái.
Theo sách Địa chí Thái Bình có ghi trên 100 xã
(cũ) thờ Cao Sơn Đại Vương, các bản thần tích đều chép: “Quý Minh Đại Vương là
thân đệ của Tản Viên sơn thánh và Ma Hà, các thần đã xuống vùng biển mộ quân
đánh lại Ai Lao bộ chúa. Có trên 50 vị phúc thần tương truyền là tướng thời
Hùng Vương.
Thần phả đền Tam Tòa (Thụy Trường, Thái Thụy)
chép: “…Tương truyền rằng có một năm trời làm hạn hán, vua Hùng sai lập đàn cầu
mưa nhưng không có linh nghiệm. Nghe nói có 2 vị thần làng Chỉ Bồ và Tam Tri có
tài làm mưa gió, liền triệu về kinh. Vâng theo thánh chỉ, Trần Đông, Trần Điển
vào bái yết Vua Hùng.Lập tức
Vua sai hai vị thần hô mưa gọi gió, bỗng một
trận mưa như trút xuống hoàng cung và mưa toàn nước mặn, cây cối trong vườn
thượng uyển tự nhiên héo rũ. Hùng Vương quở trách: “Trẫm sai làm mưa để cứu mùa
màng, nay chẳng có nước ngọt, cây vườn thưởng uyển chết hết, khanh lấy gì đền
trẫm đây”. Hai thần lạy: Vì bệ hạ không lệnh rõ làm mưa nước mặn hay ngọt, thần
ở biển về xin dâng nước biển, nay đã rõ, xin sửa lỗi… Hai thần tiếp tục làm
phép “hô phong hoán vũ”; mưa như trút, rửa sạch muối mặn. Cây cối lập tức tưới
xanh như cũ. Vua phong tước cho hai thần, sai đi trừ hạn hán. Thần đi đến đâu
mưa lành đến đấy…”…….
Ngàn đời nay. Sự tích "Con Rồng, cháu
Tiên" vẫn cứ tiếp nối và tiếp diễn như một bài ca trường tồn và bất tử.
Đứng tại Đền Hùng Bác Hồ đã có câu nói bất hủ
nằm lòng trong con dân nước Việt: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu
ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
Cho đến ngày nay. Trải qua biết bao nhiêu năm
tháng Càn Khôn xoay chuyển. Cứ đến ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch hằng năm,khắp
nơi nơi dòng dõi con cháu Rồng,Tiên trên đất Việt, lại hướng về cội nguồn tổ
tiên tại khu di tích Đền Hùng uy linh trên núi Nghĩa Lĩnh, tỉnh Phú Thọ.Dân
gian có câu: "Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày giỗ Tổ mồng 10 tháng
3"
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét