Thứ Năm, 27 tháng 12, 2012

Trần Triều Thánh Chân Kinh 越南道教

          越南道教



















Click vào đây xem chi tiết ở trang chính:

: Trần Triều Thánh Chân Kinh


TRẦN TRIỀU 
CỬU THIÊN VŨ ĐẾ CHÂN KINH

LỜI GIỚI THIỆU
Thời Trung cổ, nước Mông Cổ, xét về dân số, chỉ là một nước nhỏ, nhưng họ đã làm rung chuyển thế giới thời đó vì họ có những thủ lãnh xuất chúng với một đạo kị binh thiện chiến giỏi cỡi ngựa, giỏi cung tên và vô cùng tàn ác, "nơi nào ngựa Mông Cổ đi qua, cây cỏ cũng hết sống". 
Cả Á Âu trong cơn kinh Hoàng, khiếp đảm về cái họa TacTa ( giặc Mông), khi chúng lướt trên vó ngựa viễn chinh tàn phá hết nước này đến nước khác. Từ Thái Bình Dương đến tận bên bờ Địa Trung Hải, khắp Á Âu chưa có 1 danh tướng nào cản được. 
Giáo Hoàng La Mã sợ hãi đến nỗi (Tủy khô, thân gầy, sức kiệt).Các nước Tây Tạng Ấn Độ đều khiếp đảm… Người Đức hàng ngày cầu nguyện “Chúa Trời, thượng Đế xin cứu. vớt khỏi cơn thịnh nộ 
TacTa”, và có một nhà tiên tri của Thiên Chúa Giáo nói rằng: “Chỉ khi phương Nam xuất hiện một vị thánh nhân nắm bảo kiếm và lệnh ấn của Ngọc Đế cử xuống phương Nam mới có thể dẹp được ”. 
Vị thánh này chính là Thanh Tiên Đồng Tử giữ ấn pháp của Thái Thượng Lão Quân giáng trần
Sách Việt Điện U Linh chép
Đời Hùng Vương thứ 18 cơ đồ nhà Hùng đã hết Ngọc Hoàng sai Thái Bạch Kim Tinh Tản Viên Sơn Thánh, xuống đưa cha con Vua Hùng về trời nhường ngôi cho An Dương Vương, và trải qua các triều đại đến triều Trần. 
Thời kỳ đầu của nhà Trần ở địa phận sao dực, sao chẩn có 1 dải khí bốc lên trời. 
Thần Tản Viên thấy thế biết tới đây sẽ có nạn ngoại xâm do yêu nghiệt gây nên, bèn bay về trời tâu lên Ngọc Hoàng Thượng Đế. 
Thượng Đế hỏi ai có thể vì trẫm quét sạch dải khí đó sẽ cho mang theo phi thần kiếm, cờ ấn, tam bảo của Thái Thượng Lão Quân, ngũ tài của Thái Công giáng hạ vào nhà thân vương làm 1 vị danh tướng khi mất trở thành phúc thần không.
Bấy giờ có thanh tiên đồng tử đang hầu cạnh Thái Thượng Lão Quân luyện đan và pháp thuật xin đi, và được đầu thai tại nhà Đoan Túc phu nhân. Khi sinh ra trong nhà tràn ngập hương thơm và ánh sáng.
Sáng hôm sau có 1 vị đạo sỹ coi thiên văn thấy có 1 vị tướng tinh rơi xuống liền đến xem mặt, khi nhìn thấy vị đạo sỹ vội lui xuống bái lạy và nói người này tốt lắm về sau cứu nước cứu đời làm sáng sủa non sông năm châu bốn biển. 
Đó chính là Trần Triều Hưng Đạo Đại Vương ba lần đánh tan quân nguyên lừng danh nức tiếng... Và khi dẹp giặc xong ngài hóa trở về trời được Ngọc Hoàng sắc lệnh phong là Cửu Thiên Vũ Đế với xứ mệnh diệt trừ yêu ma tà đạo ở ba cõi. Chỉ đứng dưới Ngọc Hoàng. 
Thượng giới (Thiên Đình), Trung Giới (Nhân Gian), Hạ Giới (Địa Phủ).
Sau khi hoàn thành xứ mệnh dẹp yên bờ cõi trừ bọn yêu ma. Trở về cõi tiên và được phong đế ngài tiếp tục hiển hóa giáng trần. Tại Việt Nam khắp nhân gian lập đền thờ cầu xin ngài hiển linh bảo hộ đất nước bình an mưa thuận gió hòa, vạn sự như ý.
(Đền thờ chính của Hưng Đạo Đại Vương tại Đền Kiếp Bạc).
Hồi nhỏ thánh vương đã có tướng mạo khác thường, học rộng tài cao, luôn ngồi bên thái tông Hoàng Đế để bàn luận nghĩa lý kinh sách. Tại điện Giảng Võ thánh vương học giải tôn tử pháp binh, bát trận đồ của Khương Thái Công độn toán của Quỷ Cốc Tiên Sinh, Thái Ất Chân Nhân. Nên ngài thông thạo chu dịch, hiểu lẽ trời biết âm dương, tinh thông bát quái một trăm quẻ thần toán Trần Triều Hiển Thánh truyền lại. Để người đời sau gieo quẻ biết số phận lành dữ đoán trước họa phúc trên đường đời. Tất cả những quẻ này hết sức linh nghiệm được tôn vinh là Tiên Thiên Thần Số.
Hữu cầu tất ứng. Hữu ứng vạn linh.


ĐẠO GIÁO
THẦN TIÊN VIỆT NAM
Xưa nay có nhiều quan niệm “ Đạo Giáo Thần Tiên Việt Nam” là do từ Trung Quốc du nhập vào Việt Nam. Theo quan điểm thực tế của riêng tôi thì:
Nguồn gốc “Thần Tiên Việt Nam” là do các vị Tiên Thánh đầu thai xuống địa phận quốc gia công thổ của nước Nam chứ không phải người từ phương khác du nhập đến. Kinh sách cũng do Thần Tiên từ trên trời hiển linh ứng dạy, khuyên con người ăn ở, tu nhân tích đức, bảo vệ dòng dõi. Học hỏi điều hay đưa con người đến văn minh và tiên tiến cho xã hội loài người.
* Lấy ví dụ: 
Ngọc Hoàng Thượng Đế giáng chỉ 
Từ đời Vua Hùng.
Tứ bất tử
Tản Viên Sơn Thánh là do Thái Bạch Kim Tinh hóa thân giáng hạ, giao gậy đầu sinh đầu tử và sách thần thư bí pháp truyền do Long Vương tặng giáng hạ và đầu thai tại núi Tản Viên Việt Nam.
Thánh Gióng – Phù Đổng Thiên Vương là do con trai út của Thiên Vương hóa thân đầu thai. Trên trời tức là tam thái tử 3 tuổi nhận lệnh cầm hỏa luân thần giáng trần và đầu thai ở Sóc Sơn Việt Nam.
+ Chử Đồng Tử Đế Quân là do Đông Hoa Đế Quân nguyên khí của Thái Dương Tinh Quân nắm sách sinh tử y thần giánh hạ đầu thai tại bãi cát tự nhiên Việt Nam.
Liễu hạnh Công Chúa là con gái thứ 2 của Ngọc Hoàng Thượng Đế nhận bút sách văn chương 3 lần “tam sinh tam hóa” giáng hạ và đầu thai tại Việt nam.
- Trần Triều Hưng Đạo Đại Vương
là do Thanh Tiên Đồng Tử giữ Càn Khôn luyện linh đơn hộ mệnh Thái Thương Lão Quân. Nhận lệnh Ngọc Hoàng Thượng Đế, nắm ấn và bảo kiếm giáng trần và đầu thai tại phủ Thiên Trường(nay thuộc xã Lộc Vượng Nam Định) ở Việt Nam.
- Lương Quốc Trạng Nguyên – Nguyễn Bỉnh Khiêm là do Thái Ất Chân Nhân hóa thân nhận sách “mật thư Thái Ất Thần Kinh” giáng trần đầu thai tại Thôn Trung Am, huyện Vĩnh Bảo ở Việt Nam. 
Và còn rất nhiều các vị Thần Tiên, các vị chân nhân Thiên tài văn, võ, y thuật …
Các vị trên đều do nhận lệnh của 
Ngọc Hoàng Thượng Đế
Giáng hạ và đầu thai tại Việt Nam nên Đạo phải là của người Việt Nam. Còn việc đi học hỏi các nước anh em xung quanh trên thế giới đó là quy luật của con người tiếp thu những tinh hoa về cho quê hương đất nước nên các cụ ngày xưa có câu rằng: “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”. Như cụ Hồ buôn ba học hỏi các nước anh em trên thế giới trở về Việt Nam giúp quê hương đất nước, là người của Việt Nam.
Qua những dẫn chứng trên cho thấy 
Đạo Giáo Thần Tiên Việt Nam 
Là những vị Thần thông tái thế linh hiển muôn kiếp danh tiếng vẻ vang cho non sông đất nước của Việt Nam “Con Rồng cháu Tiên”
Rất nhiều các đời Đế Vương đã mở khoa thi Đạo giáo. 
Chọn nhân tài cho đất nước như: Trạng nguyên, Đăng khoa, Võ khoa, y khoa…
Điển hình Triều đình từng mở khoa thi
Đạo giáo vào đời vua Lý Cao tông (1195) và vua Trần Thái tông (1247). 
Đạo Lão ở Việt Nam thời xưa. Đời Hậu Lê, Trần Toàn là người làng Yên Đông, huyện Quảng Xương, phủ Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa và rất nhiều địa phương đều thờ Đạo Gia Tiên.
Triều đình đã công nhận đạo trường. Nó có uy thế rất lớn. Chi nhánh của Nội đạo trường xuất hiện khắp nơi, nào là làng Từ Quang (tức Từ Minh trước kia, huyện Hoằng Hóa), là làng Yên Đông (huyện Quảng Xương), đều ở tỉnh Thanh Hóa; hoặc ở tỉnh Nghệ An, ở hạt Huệ Lai, tỉnh Hưng Yên; hay ở Nhật Tảo (tỉnh Hải Dương), ở làng Giảng Võ (gần Hà Nội)...
Về sau, Nội đạo trường thờ 

Liễu Hạnh Công Chúa, Mẫu nghi thiên hạ
Đức Trần Hưng đạo Đại thiên tôn. 
Đức Phù Đổng Thiên vương Đại thiên tôn.
Thần núi Tản Viên Đại thiên tôn. 
Chử Đồng Tử Đế quân Đại thiên tôn.

Thần Bạch Mã...[23] 

THI LÃO HỌC
Triều đình từng mở khoa thi
Đạo giáo vào đời vua Lý Cao tông (1195)
và vua Trần Thái tông (1247).
Về nội dung thi Lão Giáo ,
Nguyễn Đổng Chi đã sưu tầm được một đề thi và một bài trả lời các câu hỏi ra trong đề đó.
[24] Nghiên cứu tài liệu này, có thể hiểu được phần nào sự học Lão của người Việt đời trước. Sau đây là bài thi:
(1) PHÁP MÔN LÀ GÌ?
Mọi pháp quy tôn(g), muôn đời chẳng đổi, muôn thánh ngàn thần, một môn đồng hội, ấy gọi là pháp môn vậy.
(2) PHÙ THỦY LÀ GÌ? 
Khí âm khí dương hỗn hợp mà thành ra thiêng, dùng nước đại bi phun cho ma sợ, ấy gọi là vậy.
(3) PHÁP MÔN LẤY AI LÀM THÁNH? 
Pháp môn do Thái Thượng Lão quân lập ra cho nên tôn Ngài làm Thánh.
(4) PHÙ THỦY LẤY AI LÀM THẦY? 
do Chân vũ Tiên sinh lập ra cho nên tôn Ngài làm Thầy (5) TỨ THÁNH, TỨ GIÁC, TỨ TUNG, TỨ DUY LÀ Ý THẾ NÀO? 
Thiên bồng Thiên du, Bảo đức,
Hắc sát gọi là Tứ thánh.
Càn, Khôn, Tốn, Cấn gọi là Tứ giác.
Thiên hoa, Địa hoa, Lão hạc, Đồng trụ
gọi là Tứ tung. Tí, Ngọ, Mão, Dậu gọi là Tứ duy.
(6) TAM GIỚI, TAM THANH, TAM ĐỘNG, TAM TY LÀ THẾ NÀO? 
Dục giới, sắc giới, vô sắc giới ấy là Tam giới.
Ngọc thanh, Thượng thanh, Thái thanh, ấy là Tam thanh.
Động chân, Động huyền, Động vi ấy là Tam động. Lôi đình, Linh bảo, Thái huyền ấy là Tam ty.
(7) ÔN, HOÀNG, DỊCH, LỆ SINH VÀO BUỔI NÀO? 
Vua Hoàng đế có bốn người con bất tài tên là Ôn, Hoàng, Dịch, Lệ sinh vào đời Chuyên Húc.
TỐN, LY, KHÔN, ĐOÀI SINH ĐƯỢC MẤY CON? 
Tốn sinh ra được bốn con là Đông, Tây, Nam, Bắc. Ly sinh được chín con từ Nhất bạch, Nhị hắc đến Bát bạch, Cửu tử. Khôn sinh ra sáu con tức là Thái âm, Lục khí. Đoài sinh ra bảy con tức là Bắc đẩu Thất tinh. Ấy là Tốn, Ly, Khôn, Đoài có hai mươi sáu con vậy.
(9) HÀNH MÃN TAM THIÊN SỐ, THỜI ĐƯƠNG TỨ VẠN NIÊN LÀ GÌ? 
Số Trời thành 1.000, số đất thành 1.000, số người thành 1.000, ấy là hành mãn tam thiên số. Từ Thái dịch đến Thái sơ là 10.000 năm, từ Thái sơ đến Thái thủy 10.000 năm, từ Thái thủy đến Thái tố 10.000 năm, từ Thái tố đến Thái cực 10.000 năm. Ấy là thời đương tứ vạn niên.
(10) ĐẠO CAO LONG HỔ PHỤC, ĐỨC TRỌNG QUỶ THẦN KINH CHỈ VỀ THẦY NÀO?
Đạo chí cao không thể vượt qua được, mà rồng là dương tinh, cọp là âm tinh đều phục đạo cao. Đức chí hậu không thể vượt qua được, mà quỷ là khí tán, thần là khí tinh đều sợ đức trọng. Ấy là Đạo cao long hổ phục, đức trọng quỷ thần kinh, chính là chỉ sư Phổ Am vậy.
(11) PHÉP BẮT TÀ TRÓI QUỶ DÙNG LINH PHÙ NÀO? ĐỌC THẦN CHÚ NÀO? 
Nếu được đàn tràng cho chỉnh túc, pháp tịch cho hẳn hoi, niệm thấy tam giới mà muôn thánh đều đến, trống đánh ba hồi mà muôn thần đều nhóm họp, trước phải gọi tướng, thứ phải sai đi.
Tưởng đến thiên võng mà kín đáo ra bùa, bắt tay ấn mà thiêng liêng chú bút, bốn chữ thánh đè năm chữ quỷ, chữ (...?) hợp với vạn linh.
Dùng những bùa thiêng Bạch xà, Độc cước, đọc những thần chú Thái thượng, Tề thiên.
(12) MUỐN CHO ĐỜI NÀY, DÂN NÀY ĐỀU VÀO TRONG ĐÀI XUÂN, CÙNG BƯỚC LÊN CÕI THỌ THÌ PHẢI DÙNG THUẬT GÌ? 
Nếu trước hết chính tâm thì bọn tà mị không thể rục rịch. Trước hết chính thân thì khí tà không thể xâm phạm. Tâm chính rồi thì lấy đó ra ơn cho dân. Thân chính rồi thì lấy đó mà giúp.



Thái Ất chân nhân nói:
Một Chân nhân tu đắc đạo có thể nhìn thông Thiên Địa, mắt trái xem thiên cơ, mắt phải xem địa lý. Tai nghe vạn vật, ngăn chặn tai ách cứu độ chúng sinh. Không cánh có thể bay, có thể cưỡi rồng lên chốn Thiên Đình, đi qua lửa, xuyên qua núi cao biển cả, đứng trước chốn đông người không ai biết, ẩn thân vào thảo mộc. Tiêu diêu tự tại cứu tế cho bách tính.
Nhà nào có Kinh này thường tụng tránh được nạn kiếp, bình an và tài lộc tự đến. Người tụng Kinh này sẽ được các thiên thần ở 10 cõi trời hộ thân. Thiên Địa cảm ứng, sau được Ngọc phù Bảo Thần Kim dịch luyện hình, hình thần cùng đạo hợp chân.
Bắc Đẩu tinh quân nói:
Nhà nào có Kinh này ngộ giải được thì tai chướng chẳng xâm, chư thánh giữ cửa. Người chết dưới địa phủ được thăng thiên. Mộ phần kết phát, con người thanh tú, hạnh minh đa đinh đông người. Ngũ lộ thần tài chỉ lối. Văn Xương ban pháp học danh. Thần lên Thượng giới Triều Bái cao chân công đầy, đức thành. Tương cảm đế quân. Tụng Kinh linh ứng nâng mây tím mà lên trời. Có câu rằng: Nhất nhân đắc đạo Kê, Khuyển cũng thăng thiên.
Khổng Tử nói:
Kinh pháp kỳ diệu không thể tưởng
Không đầu, không đuôi lại vô hình
Nếu dùng trực giác mà thấy được
Người trần siêu phàm xuất thế nhân.
Đại Sỹ Quan âm nói:
Ai có duyên tụng được chân kinh cửu thiên vũ đế giáng tại Nam Phương gọi là chân đạo. Kinh này là pháp của trời. Người tập chẳng truyền cho hạ sỹ. Thủa xưa ta nhận được Kinh này từ Đông Hoa Đế Quân. Đông Hoa Đế Quân nhận được từ Kim Khuyết Đế Quân. Kim Khuyết Đế Quân nhận được từ Tây Vương Mẫu. Tây Vương Mẫu theo cách truyền miệng không ghi văn tự. Nay ta ghi thành sách mà truyền cho đời. Thượng Sỹ ngộ rồi sẽ lên Thiên Cung. Trung Sỹ tu rồi sẽ thành Tiên ở Nam Cung. Hạ Sỹ học được sẽ sống lâu trên đời, du hành tam giới vào được Kim Môn.
Thái Thượng Lão Quân – Đạo Đức Thiên Tôn



TRẦN TRIỀU THÁNH CHÂN KINH

Khấn
Việt Nam Quốc: Địa chỉ ... Năm... tháng... ngày...
Tín Sỹ: ......


CHÍ TÂM QUY MỆNH LỄ
 
TỊNH TÂM THẦN CHÚ :

Thái Thượng duyên sinh
ứng biết vô đình
Khu tà phọc mỵ
Luyện khí bảo tinh
Trí tuệ minh tĩnh
Tâm thần an ninh
Tam hồn vĩnh cửu
Phách vô táng khuynh
Cấp cấp như luật lệnh

TỊNH THÂN THẦN CHÚ :
Hưng Đạo Đại Vương
An úy thân hình
Đệ tử hồn phách
Ngũ tạng huyến minh
Thanh Long Bạch Hổ
Đội trượng phân vân
Chu Tước Huyền Vũ
Thị vệ ngã thân
Cấp cấp như luật lệnh

TỊNH KHẨU THẦN CHÚ :
Đan chu khẩu thẫn
Thổ nế trừ phận
Thiệt thần chính luân
Thông mạnh dưỡng thần
La thiên xỉ thần
Khước tà vệ chân
Hẩu thần hổ bôn
Thân khí dẫn tân
Tâm thần đan nguyện
Linh ngã thông chân
Tư thần luyện dịch
Đạo khí trường tồn
Cấp cấp như luật lệnh

CỬ HƯƠNG THẦN CHÚ :
Tâm hương nhất triện
Thấu đạt Cửu Thiên
Thanh cung mật vật giáng chân tiên
Đệ tử chí tâm bái tọa tiền
Ngưỡng kỳ phúc lộc thọ miên duyên
Chí tâm phục mệnh lễ Đại Thiên Tôn


THANH CUNG LIỆT TƯỚNG BẢO CÁO
CHÍ TÂM QUY MỆNH LỄ

Trùng Hưng Danh Tướng
Đại Vương gia thần
Tùy sư phá tặc
Ái quốc trung quân xỉ thạch mạc từ
Doãn địch cần vương chi chí
Gian lao bất cãi
Trường lưu hứa quốc chi tâm
Khuông phù miếu xã
Kỷ lặc danh huấn chí linh chí hiển
Chí dũng chí nhân
Trần Triều Liệt Vị Môn

Khách Tướng Quân Thiên Tôn
TỨ VỊ VƯƠNG TỬ BẢO CÁO
CHÍ TÂM QUY MỆNH LỄ

Đại Vương thể tử
Trần thất ý thâu
Hiếu trung doãn địch
Hưu thích dữ đồng
Lục Đầu Giang thượng phá Nguyên binh
Bảo Kim âu chi vĩnh điện
Vạn Kiếp rinh trung tùy thánh phụ
Lao thạch mã ư kỹ hồi sinh vi tướng hóa vi thần
Lịch triều phong tặng
Đức ư dân công ư quốc
Vạn cổ tôn sùng
Chí linh chí hiển
Đại hiếu đại trung
Trần Triều Vương Tử :

Hưng Vũ Đại Vương
Hưng Hiến Đại Vương
Hưng Nhượng Đại Vương
Hưng Trí Đại Vương 

Liệt Vị Tôn Thần Thiên Tôn

PHẠM ĐẠI VƯƠNG BẢO CÁO
CHÍ TÂM QUY MỆNH LỄ
Nam bang nhân kiệt
Đông A danh thần
Hung trung thao lược
Chưởng thượng kinh luân
Hoành sáo kỷ thu
Hộ giang sơn ư bách chiến
Tích phù ngũ mạnh
Mông dản quyến ư Trùng Hưng
Trung hiếu nhất sinh tâm
Băng ngọc tiễn đồng vinh chi dự
Minh ương thiên tải hội
Phong vân phù chung cổ chi linh
Tận trung tận hiếu
Năng vũ năng văn
Trần Triều Điện Súy
Thượng Tướng Quân Quan Nội
Hầu Phạm Đại Vương Thiên Tôn
ĐỆ NHẤT VƯƠNG NỮ BẢO CÁO
CHÍ TÂM QUY MỆNH LỄ
Thông minh địa bộ
Cốt cách thiên sinh
Phi tiên ứng mộng long nữ tá hình
Đông A chi ngọc diệp lưu căn
Giáng sơn chúng tá
Nam Việt chi Kim âu 
vĩnh điện thảo mộc hiệu linh
Hương chú xuân viên
Thụ kiến nhi rao tiên chỉ điểm
Hoa bái trận pháp
Huy kỳ nhi Nguyên khấu hổn kinh
Vương Nữ liệt thần phi
Môn my quang thái
Thâm cung tán nội trị
Triều rã thanh bình
Thị tiên thị thánh
Tối tú tối linh
Trần Triều Nhân Tôn Hoàng Hậu
Đệ Nhất Vương Nữ
Quyên Thanh Công Chúa Đại Thiên Tôn

ĐỆ NHỊ VƯƠNG NỮ BẢO CÁO
CHÍ TÂM QUY MỆNH LỄ
Ngụ phù mạnh phụ
Tam giới trích tiên
Đoan trang địa tú
Cốt cách thiên nhiên
Hài đồng nhi thụ dưỡng Trần môn
Vương Nữ liên xưng tỷ muội
Kê tự nhi vu quy Phạm tộc
Súy thần hảo hợp nhân duyên
Tòng tỷ xuân viên
Vân chúng tiên gia chi kiếm
Tán nhung duy ốc
Phong minh dược lĩnh chi chiên
Hiển Thánh
Nhi linh thanh thiên cổ
Phong thần nhi hương hỏa ức niên
Mặc hương di tích phù miếu
hàn yên thị Tiên thị Thánh
Trần Triều Phạm Điện Súy Phu Nhân
Đệ Nhị Vương Nữ
Thủy Tiên Công Chúa Đại Thiên Tôn

NGUYÊN TỪ QUỐC MẪU BẢO CÁO
CHÍ TÂM QUY MỆNH LỄ
Đông A ngọc diệp
Mam mặc kinh chí chân dung diệu tướng
Khuê tú kiều tư
Nhị bát thanh xuân
Hoàn bội y nhiên đế nữ
Tam sinh hồng tịch
Sắt cầm tảo chính Vương Phi
Trung hiền tụy vu nhất môn
Tử nữ vi vương vi hậu
Thanh linh truyền ư vạn thế
Nhân dân mộ đức
Mộ từ
Chí nhân chí hiển
Đại nguyện đại bi
Trần Triều Vương Phi
Thiên Thành Thái Trưởng Công Chúa
Nguyên Từ Quốc Mẫu
Cứu Thế Đại Thiên Tôn

KHẢI THÁNH VƯƠNG MẪU BẢO CÁO
CHÍ TÂM QUY MỆNH LỄ
Đông A Khải Thánh
Trần thị phu nhân
Dung tư yễu điệu
Tính chất trinh thuần chấp
Phụ đạo dĩ sự huy hoàng
Chu gia thục nữ
Đản Mẫu nghi nhi dục thánh tử
Tống thế tuyên nhân
Đức quán Vương Phi
Huyền thập tứ cung
Vi chi sử kính ân thùy xích tử
Phổ vạn thiên đới mộ chi từ vân tối linh tối tú
Toàn đức toàn chân
Trần Triều Khải Thánh Vương Phu Nhân
Thiện Đạo Quốc Mẫu Nguyên Quân 
Cứu Thế Đại Thiên Tôn

KHẢI THÁNH VƯƠNG PHỤ BẢO CÁO
CHÍ TÂM QUY MỆNH LỄ
Đặng tiền phái diễn
Trần - hậu mưu di
Đế - vương nhất mạch
Huynh đệ đồng chi
Chức Thái Úy dĩ bỉnh quân
Hoàng gia vọng trọng
Tước thân vương nhi tựu trấn
Tôn thất thủ suy ngũ an chi địa mộc thang
Đáo xứ nhi thảo hoa sinh sắc
Vạn Kiếp chi sơn hoàn nhiễu
Ái lư nhi phong thủy hiến kỳ
Đệ huynh chi nghĩa hợp khiêm tam
Hổn nhiên thiên tính
Vương Phụ chi đức long càn nhị
Thị nhĩ dân di
Chí cương chí chính
Đại từ đại bi
Trần Triều Khải Thánh
An Sinh Vương
Truy phong Khâm Minh Đại Vương
Linh Hiển Đại Thiên Tôn

HIỂN THÁNH BẢO CÁO
CHÍ TÂM QUY MỆNH LỄ
Đông A đế trụ
Nam Đảo tiên tông
Phù quốc cứu dân
Đẳng quân thân vu thiên địa
Xừ gian thảo loạn
Phấn uy võ vu bắc nam
Nhất thân gia quốc chi hoài
Ân ưu Khải Thánh
Vạn cổ đan thanh nhất bức
Trác quán tôn thần
Thịnh đức văn ư đại bang
Thiên thư quả định
Dư linh trấn hồ Việt điện
Quỷ tý tiềm hình
Võ tước gia phong
Thiên cung thống nhiếp hồ văn thân chi địa
Lộc tịch thế chưởng
Nhân giới hồ hóa dục chi phương
Cửu Thiên Vũ Đế
Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương
Trần Triều Hiển Thánh Thiên Tôn

KHAI KINH KỆ
Tụng đắc chân kinh độ thế nhân
Toàn gia khang cát hưởng trườngxuân
Phàm tâm nhược thức thần thông pháp
Nhất thiết tai ương tận hóa trần

ĐẠI VƯƠNG CHÍNH KINH VĂN
Đế tích tại trần thời
Khâm mông
Ngọc chỉ giáng sinh
Phù quốc cứu dân
Duy trung duy hiếu
Huân thành quả mãn tái phụng hồi chứng thần vị
Sắc phong
Cửu Thiên Vũ Đế
Trấn trị Nam phương
Hiển linh chấn uy
Khâm sai văn võ bộ quan
Thượng tuân Thánh lệnh
Hạ độ nhân gian
Tư sát chi hạ giới
Chúng đệ tử đẳng
Thân tuy đầu thành
Nhi tâm bất nội tĩnh
Sở dĩ cầu chi hữu ứng
ứng chi bất cửu
Chung luân tịch mịch thế đạo nhân tâm
Khả thăng tích tai
Đế kim cứ
Phạm Điện Súy Tướng Quân
Cung nghinh thần giá
Quan lâm Hà Lạc vọng từ
Giáng bút thành kinh
Dĩ huân thế viết
Nhân ? Sinh thiên địa gian
Yếu đương tố thánh hiền sự nghiệp
Sự nghiệp giả hà
Trung hiếu nhi dĩ
Trung hiếu vi ngũ luân chi thủ
Khuyết nhất bất khả
Nhĩ đẳng đương tư : 
Vi tử như hà khắc hiếu
Vi thần như hà khắc trung
Huynh đệ như hà khắc hòa
Phu phụ như hà khắc kính
Bằng hữu như hà khắc tín
Thượng tắc kính thiên thần
Sự tổ tiên
Hạ tắc độ âm hồn
Hành âm chất
Như thử vi nhân
Thứ hồ tận đạo
Bất nhiên sinh la vương pháp
Tử thụ thiên khiển
Vĩnh ly nhân loại
Bất do nhân đạo
Nhĩ đẳng ký đầu vi đế đệ tử
Tảo tảo hồi đầu phụng hành chúng thiện
Năng khứ chủ ác
Thủ đôn ngũ luân
Thứ hành âm chất
Tửu sắc tài khí
Nghiêm nhi tuyệt chi
Kiêu lận tham ô
Cấm nhi giới chi
Hành đế nhân nghĩa
Bất tuất nhân ngôn thủ đế trung hiếu
Bất phân tục niệm
Xử gia đình dĩ chất phác di tử tôn dĩ trung hậu
Sĩ nông công thương
Các hữu thường nghiệp bất luân thâu bạc
Hàm quy hậu đức
Tự nhiên thần khâm quỷ phả
Tai khứ phúc lai
Bất tất độc kỳ đế thần
Nhi thiên tường vân tập
Vạn phúc biền trần
Khởi bất lạc tai
Nhĩ đẳng miên nhi hành chi
Thảng vi chánh huấn
Vật tụng đế kinh
Lâm chi
NGŨ PHƯƠNG HỔ THẦN QUAN TÁN
Tán viết :
Cực chi ngũ hành
Địa chi ngũ phương
Nhân chi ngũ luân
Thiên chi ngũ thường (1)
Ngưỡng nhi quan yên
Ngũ đế thị Hoàng
Hoàn nhi liệt yên
Ngũ hầu nghi Vương (2)
Ngũ Kinh Ngũ Vỹ
Vân Hán vi chương
Ngũ Xa
Ngũ Hoành
Đẩu vận tề quang (3)
Đồ thành ngũ điểm
Ngũ số chương dã
Trù tự Ngũ sự
Ngũ phúc khang dã (4)
Ngũ thổ toại tính
Hậu đức vô cương
Ngũ quan tư chức
Thuận đức giả xương (5)
Như tấu Ngũ âm
Thần nhân kỳ khương
Như điều Ngũ vị
Đỉnh nại kỳ trương (6)
Thánh thể năng cần
Ngũ cốc dụng lương
Thánh tâm duy tịnh
Ngũ trần đốn vong (7)
Ư đông ư tây
Nam Bắc trung ương
Biến nhi hóa chi
Ngũ nhạc đường đường (8)
Vi thanh vi bạch
Xích hắc huyền hoàng
Thần nhi thông chi
Ngũ vị dương dương (9)
TRẦN THÁNH ĐẠI VƯƠNG BẢO CÁO
CHÍ TÂM QUY MỆNH LỄ :
Đông A Đế trụ
Nam Đảo Tiên tung
Phù quốc cứu dân
Đẳng huân công vu Thiên Địa
Trừ gian thảo loạn
Phấn uy vũ vu Bắc Nam
Nhất thân gia quốc chi hoài
Ân ưu Khải Thánh
Vạn cổ đan thanh nhất bức
Trác quán Tôn thần
Thạnh đức văn ư Đại Bang
Thiên thư quả định
Dư linh trấn hồ Việt Điện
Quỷ túy tiềm hình
Vũ tước gia phong
Thiên cung thống nhiếp hồ văn thân chi địa
Lộc tịch thế chưởng
Nhân giới hồ hóa dục chi phương



Cửu Thiên Vũ Đế Nhân Vũ 
Hưng Đạo Đại Vương

Trần Triều Hiển Thánh Thiên Tôn
Dịch nghĩa :
Bảo Cáo của Trần Thánh Đại Vương
Chí Tâm Quy Mệnh Lễ :
Trụ cột của Đông A
Giống tiên vùng Nam Đảo
Giúp nước cứu dân
Công lao sánh cùng trời đất
Trừ gian dẹp loạn
Uy vũ lừng cõi Bắc Nam
Một thân hai nỗi nước nhà
Lo lắng nặng lòng Khải Thánh
Muôn thưở lưu danh sử sách
Vẻ vang bậc nhất Tôn Thần
Thạnh đức rền khắp Đại Bang
Sách Trời định rõ
Dư linh trấn yên Việt Điện
Lũ quỷ trốn hình
Phong tước võ Thần
Chốn thiên đình thống lĩnh xứ văn thân
Giữ quyền Lộc tịch
Cõi dương thế duổi rong miền hóa dục
Cửu Thiên Vũ Đế
Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương
Trần Triều Hiển Thánh Thiên Tôn


TRẦN TRIỀU HƯNG ĐẠO ĐẠI VƯƠNG CHÂN KINH

Chí tâm phục mệnh lễ
Trần triều hiển thánh
Hưng đạo đại vương
Cửu thiên vũ đế hóa thân vi tam giáo
Trưởng pháp phán ngũ lôi chi lệnh
Hoàn lượng mộng giáo
Ban phúc phù công danh
Bảo kiếm quang huy xá nhân gian chi yêu quái
Tứ sinh lục đạo hữu cảm tất phù
Tam giới thập phương vô cầu bất ứng
Vạn kiếp hữu sơn giai kiếm khí
Lục đầu thu thủy bất thu thanh
Nam quốc hữu linh tài đạo lưu vạn kiếp
Hương hoả hiển thánh tích vu vân động
Ký huyền đồng chi đệ hằng
Đại bi - Đại Nguyện - Đại thánh - Đại từ
Khai sơn hộ giáo. Linh ứng Đại vương
Thiên lôi thượng tướng
Trần triều chân nhân
Cảnh hoá phù hựu Đế quân Cửu thiên Vũ đế
Hưng hành diệu đạo Thiên tôn
.............*****.............



Chú giải :
Cực tức khí Thái cực trước khi phân định đất trời
tuy vậy trong đó Thái cực đã chứa âm dương và bao hàm cả sự hình thành nên Ngũ hành là 

Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ
Đất có ngũ phương là : Trung ương 

Đông – Tây – Nam- Bắc
Đạo làm người phải lấy chữ Ngũ luân là năm mối quan hệ giữa: Vua tôi- cha con- vợ chồng- anh em- bạn bè
Trời cũng có Ngũ thường là Nhân - Nghĩa - Lễ - Trí- Tín Ngẩng đầu lên mà quan sát
để thấy chòm sao Ngũ Đế tôn nghiêm mà chính vị là sao Hoàng Đế
sao Thanh Đế ở phương Đông
sao Xích Đế ở phương Nam
sao Bạch Đế ở phương Tây
sao Hắc Đế ở phương Bắc Ta lại thấy các vì sao giăng quanh nhau mà vẫn phân định rõ từng vị trí
Chòm sao Ngũ Hầu gồm năm sao Đế Sư
Đê Hữu Tam Công
Bác Sĩ và Thái Sư chiếu mệnh cho mỗi vương triều(3) Kinh
Vỹ là tên các chòm sao : Vân Hán là tên gọi Sông Thiên Hà hoặc gọi là dải Ngân Hà;
Ngân Hán tạo nên nét đẹp cả bầu trời Sao Xa
sao Hoành là hai sao nằm ở vị trí chuôi của chòm sao Bắc Đẩu
khi sao Đẩu chuyển thì tất cả đều lấp lánh theo
(4) Trong Thiên Hồng Phạm Cửu trù của Kinh Dịch gọi Ngũ sự là : Mạo (dung mạo)
Ngôn (lời nói) Thị (xem)
Thính (nghe) và Tư (suy nghĩ)
còn Ngũ phúc là : Thọ (sống lâu)
Phú (giàu có) Khang minh (mạnh khỏe)
Du hảo đức (vui theo đức tốt) và Khảo chung mệnh (chết được nhẹ nhàng)
Ngũ điểm (năm chấm) trên lưng con Long Mã đã tạo nên Hà Đồ và năm con số trên lưng con Rùa đã làm nên Lạc Thư - Hai cơ sở để tạo nên thuyết Ngũ hành tương sinh và Ngũ hành tương khắ
(5) Đất chia làm năm loại : Xanh- vàng- trắng- đỏ-
đen và vạn vật cũng phải hợp với từng tính chất thổ nghi mà sinh trưởng
Biết thích nghi với điều tự nhiên thì ắt sẽ cho ta công đức sâu dày không bao giờ hết
Năm giác quan của con người ta đều có chức năng riêng biệt
biết sử dụng triệt để các chức năng là đã thuận theo cái đức của tự nhiên và do đó sẽ nhất định được phát triển vậy !
(6) Làm được những điều nói trên thì khác nào tấu lên khúc nhạc ngũ âm (gồm : Cung- Thương- Giốc-
Chủy- Vũ) để cho cả Thần và người đều vui vẻ
Như điều hòa được ngũ vị (gồm : Mặn- ngọt-
đắng- cay- chua) như đúc nên chiếc đỉnh để khuếch trương thành quả
(7) Nếu biết làm việc siêng năng thì ngũ cốc sẽ bồi đắp cho ta những kho lương thực dồi dào
Nếu lòng ta thanh tịnh thì ngũ trần cũng lập tức tiêu vong
(8) Dù Đông- Tây- Nam- Bắc- Trung ương (tức ngũ phương) có biến hóa đổi dời thì ta vẫn phải giữ cho tâm vững vàng như Ngũ nhạc (tức Đông Nhạc - Thái Sơn- Tây Nhạc - Hoa Sơn- Nam Nhạc - Hành Sơn-
Bắc Nhạc - Hằng Sơn và Trung Nhạc - Tung Sơn)
(9) Dẫu cho xanh hay trắng- đen- đỏ hoặc vàng thì cũng chẳng sao. Vì khi Thần và người cùng cảm ứng thông suốt cho nhau thì sẽ tạo nên sự linh hiển và Ngũ vị sẽ được vững vàng lồng lộng



CHUẨN BỊ - HÀNH LỄ

Phần 1: Chuẩn bị
1. Làm sạch sẽ khu vực làm lễ, chuẩn bị ánh sáng ở những vị trí cần thiết như đèn nến.
2. Xem xét các đồ hoa quả, bát đĩa dùng để thắp sắp lễ đã sạch chưa.
3. Chuẩn bị sớ theo nội dung làm lễ.
4. Tư trang và trang phục của những người làm lễ và chủ lễ trang nghiêm và trịnh trọng.
5. Trong biểu văn và khi khấn phải ghi rõ và đọc rõ đồ cúng có những gì. Khi đọc đến tên vị thần nào phải đọc cách ra và cúi lạy.
6. Trước khi làm lễ phải tắm rửa sạch sẽ trước khi hành lễ vì đây là Quan rất lớn.
7. Khi viết tên vào sớ hoặc tên của các vị thần phải tìm dòng Hoàng đạo.
8. Khi cúng luôn phải có bàn thờ Thiên ngoài trời.
9. Mỗi đĩa có thức ăn mặn phải có 1 đôi đũa.
10. Khi cúng phải có bàn thờ Thổ Công trước sân và trong cổng thường sẽ để bên phải (ít nhất phải có một đĩa tiền vàng và được phủ khăn vàng) và có nước, rượu, trà.
11. Khi cúng phải có bàn thờ Thổ Địa ngoài cổng bên phải hoặc hướng mặt trời lên (ít nhất phải có một đĩa tiền vàng phủ khăn vàng lên trước khi hóa) và trà, rượu, nước.
12. Trên mỗi ban của lễ lớn phải có đủ các loại hoa quả rượu, gà, chân giò, rượu, bánh, kẹo, tiền, vàng, nến. Thường đồ mặn để ngay chính giữa. Như vậy mỗi lần cúng phải có trong là chính, ngoài sân và trước cổng. Tiền vàng ngoài sân đều có khăn vàng phủ lên. Góc sân dưới đất là Thổ Công, ngoài cổng là Sơn Thần, Thổ Địa.
13. Ban nào dùng bật lửa hoặc nến riêng ban đó (không dùng lửa lẫn lộn để thắp hương).
14. Không nói chuyện và huyên náo khu vực làm lễ.
15. Mỗi lần lễ thường có ít nhất từ 2 – 4 người phụ lễ hỗ trợ (sắp lễ các nơi, thắp hương, rót mời rượu, mời trà, hóa vàng, mời thần nhận tiền vàng hóa, cùng đọc bài khấn). Người được làm lễ lạy theo người chủ lễ.
16. Khi viết tấu văn phải xưng là đệ tử, nếu người không ở trong đền xưng huyền tu đệ tử, người trong đền xưng là phồn tu đệ tử, những người khác xưng là tín sỹ, tín đồ …
Phần 2: Hành lễ.
1. Dâng hương. Người nào được làm lễ phải trực tiếp thắp hương sau đó cắm hương bằng tay trái theo vị trí do chủ lễ xác định, một lần 3 cây hương to. Không làm quá 3 người cho một lần là tốt nhất, sau khi làm lễ xong xem hương cháy như thế nào để biết đẹp hay xấu (có minh họa riêng).
2. Khi dâng hương có một câu chú chung
Đạo do tâm học
Tâm dạ hương truyền
Tâm tồn để tiến
Chân linh hạ phán
Tiên phối lâm thiên
Kim thần quan cáo
Kinh đạt cửu thiên
3. Sau khi dâng hương rót nước trà vái sau đó đặt vào ban một cách trịnh trọng, tiếp tục rót rượu vào cốc vái đặt vào bàn thờ, rót nước lạnh vào cốc vái đặt vào bàn thờ.
4. Người được làm lễ làm mọi động tác theo chủ lễ: Cúi lạy, vái …
5. Tập trung và thành nguyện với mong muốn cho việc làm lễ của mình.
6. Khi hóa vàng các ban hóa độc lập nhau, khi hóa vàng đọc các câu mời thần đến nhận. Khi hóa các sợi dây buộc các túi và bó tiền cũng phải hóa cùng. Rượu của các ban ngoài sân được tưới lên sau khi hóa vàng.
7. Khi đóng dấu cho sớ có 2 vị trí đóng: Dưới tên mình đóng vào chính giữa và ngày tháng làm lễ đóng ở dưới. Dùng dấu Kinh Sư Bảo.
8. Khi thụ giới xong đã có chức vụ trên thiên đình phải xưng là tấu chức đệ tử. 
Đạo Kinh Sư Bảo là chủ giới hóa (Đạo là đại diện cho thần tiên – Kinh là con đường đi – Sư là thần truyền đạt – Bảo là bảo bối).
9. Người được làm lễ cảm ơn và hậu tạ cho chủ lễ và nhà đền.

.............*****.............















Thứ Ba, 18 tháng 12, 2012

Tản Viên Sơn Thánh Chân Kinh 越南神仙

越南神仙

ĐẠO THẦN TIÊN
Tứ Thánh Bất Tử Việt Nam


(Chân kinh người hiểu Đạo Tiên mới thỉnh được Thần Tiên giáng hạ) 




Vị Thứ nhất:
Tản Viên Sơn Thánh


Tự Điển Di Tích Văn HóaViệt Nam chép thánh tích Thần Tản Viên với nhiều chi tiết. Theo Tản Viên Sơn
Ngọc Phả thì:
Xưa kia nước Nam vào thời Hùng Vương tại địa phận sao Chẩn và sao Dực do Nam Cực Trường Sinh Đại Đế cai quản. Biết Nam Phương có nạn thủy tộc yêu nghiệt xuất hiện.
Ngọc Hoàng Đại Đế truyền lệnh cho Thái Bạch Kim Tinh hiện thế một thân tìm nhà nào có đức xuống đầu thai và lệnh cho Nam Cực Trường Sinh Đại Đế mang gậy đầu sinh đầu tử giao cho Thái Bạch Kim Tinh giáng hạ dạy pháp thuật trừ yêu nghiệt. Hai vị thần tiên nhận lệnh xuống trần giúp phương Nam.
Vào cuối thời Hùng Vương, có đôi vợ chồng một vị trưởng lão ở Sơn Tây, cả đời sống hiền lành nhân đức. Hàng ngày đi đốn củi mò cua bắt ốc bán lấy tiền sinh sống, hai ông bà tuổi tác đã cao nhưng vẫn chưa có con, bà thường cầu nguyện mong trời cao linh thiêng cho bà một đứa con.
Một hôm lên núi Vua Bà đốn củi trời rất oi bức có hồ nước mát trên đỉnh núi. Bà cởi áo và tắm trên hồ dòng nước trong và mát lịm, bỗng nhiên mây trắng kéo đến phủ kín cả mặt hồ, bà nhìn thấy rồng hiện xuống hút nước. Bà vội vàng lên bờ mặc áo và trở về nhà từ đấy bà thấy trong người khác lạ và rồi bà có mang.
Mười bốn tháng sau bà sinh ra một cậu con trai, đặt tên là Nguyễn Tuấn hay còn gọi là Nguyễn Tùng. Năm Nguyễn Tuấn lên sáu tuổi thì Nguyễn trưởng lão qua đời. Hai mẹ con tới nương nhờ bà Ma Thị Cao, con gái thần núi Tản Viên. Bà Cao nhận Nguyễn Tuấn làn con nuôi.

Theo truyền thuyết tại đền thờ thánh Tản Viên (Sơn Tinh – Thần núi Ba Vì) trích giới thiệu đền Và.
Đền được xây dựng từ thời Hùng Vương thứ XVIII
Xưa kia Sơn Tinh lên núi chặt cây gặp thần Thái Bạch Kim Tinh và được Ngài ban cho chiếc gậy (đầu sinh – đầu tử) và dậy cho pháp thần chú để cứu đời. Sau đó, Tuấn lại cứu sống một con rắn, nguyên là con Long Vương, bị trẻ chăn trâu đuổi đánh. Vì thế Sơn Tinh được Long Vương ở bể Nam Hải tặng cho một cuốn thiên thư, có thể ước và xem hiểu thấu mọi việc trên trời dưới đất.
Cuốn sách gọi là thần thư Bí Pháp Truyền. Sau này nhờ có sách ước và ước được voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao. Cưới được công chúa Mỵ Nương con gái Vua Hùng đời thứ 18. Từ đấy Sơn Tinh dùng pháp để cứu dân. Bất cứ nơi nào có hạn hoặc nạn kiếp đều được Sơn Tinh cứu giúp khắp nơi từ núi cao đến kinh thành, nông thôn sông suối, biển cả đều biết ơn và gọi là Tản Viên Sơn Thánh. Ngài là khắc tinh của hạn tam tai. Nạn bốn chín tuổi và hạn năm ba tuổi và nhất là hạn Thái Bạch….
Thấy công lao to lớn của Sơn Tinh. Ngài được Ngọc Hoàng sắc phong là thần Bất Tử đứng đầu bách thần gọi là Nam Thiên Thánh Tổ Thiên Tôn. Hô mây gọi gió, trừ tà trấn trạch. Nhân gian ngưỡng mộ cầu khấn lập tức tai qua nạn khỏi và mọi việc bình an. Sơn Tinh là thần hơn nữa là thần “Bất Tử” người là vị thần khai sáng văn hóa, vị anh hùng chống lũ lụt, anh hùng chống ngoại xâm và là vị thần liên minh các bộ tộc Việt Mường là hồn thiêng sông núi, mãi mãi đi vào tâm thức của người dân đất Việt.
Khi hết hạn ở tại nhân gian, nhận lệnh của Ngọc Hoàng Thượng Đế. Tản Viên Sơn Thánh cùng vợ là công chúa Mỵ Nương đón cha là Hùng Duệ Vương cỡi mây bay về trời.
Trước khi về trời ngài giao lại cuốn sách “Thần Thư Bí Pháp Truyền” cho con gái là La Bình công chúa. Nhân gian gọi là Bà Chúa Thượng Ngàn “Bà Chúa Sơn Trang” quản tám mươi mốt cửa rừng và có thể mở tám mươi mốt cửa tài lộc. Để cứu độ và ban phát tài lộc cho nhân gian

Khi trở về trời, Tản Viên Thánh thấy một dải hắc khí từ phương nam bay lên trời, biết rằng có kẻ định trấn yểm huyệt mạnh của nước nam. Ngài xin Ngọc Hoàng Thượng Đế giáng hạ nhân gian trông giữ huyệt mạch. Đó là núi Ba Vì và được Ngọc Hoàng truyền lệnh. Hộ mệnh Tản Viên Sơn Thánh rất nhiều thiên binh thiên tướng, Kim Đồng Ngọc Nữ giáng linh bảo vệ huyệt đạo Ba Vì và nước Nam
Núi Ba Vì là ngọn núi thần kỳ, là một trong những ngọn núi cổ nhất của nước Đại Việt. trong lịch sử hình thành dân tộc. Núi Ba Vì còn là nơi ngự trị muôn đời của Thánh Tản Viên – Sơn Tinh, Ngài là vị thần tối linh trong “Tứ bất tử” của tín ngưỡng dân gian Việt Nam.
Núi Ba Vì chiếm một vị trí quan trọng, không những về mặt địa lý mà còn có địa vị độc tôn trong tâm linh. Trong sách “Dư địa chí” Nguyễn Trãi viết: “Núi ấy là núi tổ của nước ta đó”.
Núi Ba Vì không chỉ là ngọn núi huyền thoại về Sơn Tinh – Thủy Tinh mà còn là ngọn núi linh của xứ Đoài. Vua nhà Đường đã coi núi Ba Vì như một đầu rồng hùng mạnh, còn thân rồng chạy suốt tới phương Nam (dãy Trường Sơn ngày nay). Để nước Nam không thể phát Vương, vua Đường đã cử Cao Biền (vị tướng kiêm phù thủy) dùng pháp thuật cho đào một trăm cái giếng xung quanh chân núi Ba Vì để trấn yểm tà triệt long mạch nước ta. Nhưng cứ đào gần xong giếng nào thì giếng đó lại bị sập,
Cao Biền biết rằng việc này là do thần Tản Viên trông giữ.
Để có thể diệt được thần bản địa, Cao Biền đã dùng một mưu mẹo rất “con người” là giả lập đàn cúng tế, lừa thần lên rồi dùng kiếm báu chém đầu. Chém xong, Cao Biền đào hào, chôn kim khí để triệt long mạch.,. Cao Biền định dùng chước này, nhưng Tản Viên sơn thánh biết được, liền nhổ một bãi nước bọt vào Cao Biền và bỏ đi (có truyền thuyết nói là mắng Cao Biền và bỏ đi).
Cao Biền biết rằng không thể làm gì được vì mỗi lần đào đất. Mây và gió lớn kéo đến, sấm sét nổi lên biết đấy là quyền pháp của Tản Viên Sơn Thánh. Nếu ở đây lâu sẽ không bảo toàn được tính mạng nên lập tức bỏ đi ngay.
Sau những thất bại của mình trong việc dùng âm bình, bùa , trấn phong thủy Cao Biền biết được không cưỡng lại được ý trời và linh khí nước Nam quá mạnh không thể chiếm được cho bản thân mình nên Biền không thể làm theo ý mình chẳng lâu sau đó Cao Biền bị triệu về nước sau này làm phản nhà Đường bị bắt và bị giết.
V
à còn rất nhiều truyền thuyết về Tản Viên Sơn Thánh, ngài hiển linh cứu độ nhân gian không kể hết...
Nhớ ơn Sơn Tinh nhân gian lập đền thờ. Trần gian có vận hạn hoặc cầu khấn việc gì đều được linh ứng. Từ đó về sau trần gian gọi ngài là Tản Viên Sơn Thánh đứng đầu trong Tứ Bất Tử là vị thánh tổ, bách thần bảo hộ muôn vạn người dân nước Nam người dân nước Nam muôn đời nhớ ơn hương hỏa và tôn kính.




THẦN TIÊN VIỆT NAM



KHẤN LỄ TẢN VIÊN SƠN THÁNH

Khấn
Việt Nam Quốc: Địa chỉ ... Năm... tháng... ngày...
Tín Sỹ: ......
伞圆山圣宝诰 志心朝礼, 龙种特生,
 鸢州隐迹, 孝义彰厥德, 仙杖传救死之玄,
仁慈素其心, 神书报度生之秘, 升天有术,
羽翰白日飞冲, 缩地腾光, 杖屡红尘变化,
鸾乩屡降, 助善道以弘开, 凤诰累颁光,
善堂之新价, 道仙降仙品, 德显神威,



Tản viên sơn thánh bảo cáo

Chí tâm triều lễ,
Long chủng đặc sinh,
Diên châu ẩn tích,
Hiếu nghĩa chương quyết đức,
Tiên trượng truyền cứu tử chi huyền,
Nhân từ tố kì tâm,
Thần thư báo độ sinh chi bí,
Thăng thiên hữu truật,
Vũ hàn bạch nhật phi trùng,
Súc địa đằng quang,
Trượng lũ hồng trần biến hóa,
Loan kê lũ giáng,
Trợ thiện đạo dĩ hoằng khai,
Phượng cáo lũy ban quang,
Thiện đường chi tân giới,
Đạo tiên giáng tiên phẩm,
Đức hiển thần uy,


伞圆山圣三位大王上等神天尊,
钦诵

Tản viên sơn thánh
Tam vị đại vương
Thượng đẳng thần thiên tôn,
Khâm tụng,



ĐỨC THÁNH TẢN VIÊN SƠN

Hương Tán

Hương phần bửu đỉnh .
Khí đạt huyền khung.
Thần nhân hợp nhất yết dao cung .
Tuỳ xứ hiển thần thông .
Lan triện không .
Vạn thánh hội đan trung .
Chí tâm qui mệnh lễ
Truyền Thầm Đạt Khổn Thiên Tôn
  
Nhiên Chúc Tán

Sơ nhiên chúc cự , phóng đại quang minh
Linh tâm bất muội cộng trừng thanh .
Trần niệm bất trùng minh
Tảo đãng phàm tình .
Thái Thượng đại đan thành .
Chí tâm qui mệnh lễ

Từ Quang Phổ Chiếu Thiên Tôn
  
Tịnh Khẩu Thần Chú

Đan châu khẩu thần .
Thổ uế trừ phân .
Thiệt thần chính luân .
Thông mệnh dưỡng thần .
La thiên xỉ thần .
Tà vệ chân .
Hầu thần hổ phún .
Khí thần dẫn tân .
Tâm thần đan nguyên .
Lệnh ngã thông chân .
Tư thần liên dịch .
Đạo khí trường tồn .
  
Tịnh Tâm Thần Chú

Thái thượng đài tâm .
Ứng biến vô đình .
Khu tà phược mị .
Bảo mệnh hộ thân .
Trí huệ minh tịnh .
Tâm thần an ninh .
Tam hồn vĩnh cửu .
Phách vô táng khuynh .
  
Tịnh Thân Thần Chú

Linh Bửu Thiên Tôn .
An uỷ thân hình .
Đệ tử hồn phách .
Ngũ tạng huyền minh.
Thanh long bạch hổ .
Đội trượng phân vân .
Chu tước huyền vũ .
Thị vệ thân hình .
  
An Xã Lệnh Thần Chú
Nguyên Thuỷ an trấn .
Phổ cáo vạn linh .
Nhạc độc chân .
Thổ địa chỉ linh .
Tả xã hữu tắc .
Bất đắc vọng kinh .
Hồi hướng chính đạo .
Nội ngoại túc thanh .
Các an phương vị .
Bị thủ đàn (Gia )đình .
Thái thượng hữu mệnh .
Sưu bộ tà tinh .
Hộ pháp thần vương .
Bảo vệ tụng kinh .
Qui y đại đạo .
Nguyên hanh lợi trinh .


Chí tâm phục mệnh lễ
Tản Viên Sơn thánh
Sơn quốc chúa đại vương
Dực bảo trung hưng
Thượng đẳng tối linh thần
Thái Bạch, Long Vương
Ban mộc tinh, bí pháp truyền
Ban phúc, phù công danh
Cứu chúng sinh chi khổ nạn
Thần trú lưu hành, phổ tiêu bất thường
Hồng thủy phi diệt, khai trừ thủy cảnh
Thiên đạo vạn thông, cảm hữu can chi
Xá tống hỏa quan, xích thư sở cáo
Tứ sinh lục đạo. Hữu cảm tất phù
Tam giới thập phương vô cầu bất ứng
Lăng xương cốt cách ngọc tinh thần
Mang dấu rồng thiên xuống hạ trần
Thái Vĩ cùng tiên trên Thượng giới
Sinh ra Thánh Tản tại nước Nam
Nam quốc Tản Viên Sơn thánh
Hương hỏa hiển thánh
Đại bi - Đại nguyện - Đại thánh - Đại từ
Khai sơn hộ quốc
Lịch ứng thượng đẳng tối linh thần
Đệ nhất bách thần
Nam thiên thánh tổ thiên tôn
 
.............*****.............